Khi du lịch Thái Lan có một số điều quan trọng bạn cần lưu ý để đảm bảo chuyến đi của bạn diễn ra suôn sẻ và thú vị. Dưới đây là các điểm cần lưu ý:

Vì sao cần hộ chiếu khi đi Thái Lan?

Hộ chiếu là một tài liệu chính thức do chính phủ cấp, đóng vai trò rất quan trọng khi bạn đi du lịch quốc tế, bao gồm cả khi đến Thái Lan. Hộ chiếu không chỉ là chứng minh thư cá nhân của bạn mà còn là bằng chứng cho quốc tịch của bạn. Đối với các chuyến đi quốc tế, hộ chiếu là yêu cầu bắt buộc để bạn có thể thực hiện thủ tục xuất cảnh từ quốc gia của mình và nhập cảnh vào quốc gia khác.

Các con dấu xuất nhập cảnh Hàn Quốc – Ý nghĩa và điều kiện nhập cảnh

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ THÁI AN TRAVEL Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc tế số: 01-1947/2022/TCDL-GP LHQT

Đang phân vân không biết có cần hộ chiếu khi đi Thái Lan? Bài viết này Visa Đăng Quang sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về thủ tục nhập cảnh, giúp bạn chuẩn bị hành lý một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Nhập cảnh Thái Lan cần bao nhiêu tiền?

Khi nhập cảnh vào Thái Lan, bạn cần chuẩn bị một số khoản tiền mặt để đáp ứng yêu cầu của hải quan. Theo quy định hiện hành, bạn nên mang theo:

Số tiền này được yêu cầu để chứng minh rằng bạn có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi và không phải là lao động nhập cư trái phép.

Trẻ em đi Thái Lan có cần hộ chiếu không?

Trẻ em khi đi du lịch Thái Lan cần có hộ chiếu. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, hộ chiếu là bắt buộc và trẻ phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Trong khi đó, trẻ em từ 14 tuổi trở lên có thể du lịch một mình chỉ cần có hộ chiếu. Hộ chiếu là giấy tờ cần thiết khi nhập cảnh vào Thái Lan, bất kể bạn có được miễn visa hay không.

Với những thông tin chi tiết về quy định nhập cảnh Thái Lan, hy vọng bạn đã sẵn sàng cho một chuyến phiêu lưu khám phá đất nước chùa vàng. Thái Lan không chỉ có những bãi biển tuyệt đẹp, những ngôi chùa cổ kính mà còn là thiên đường ẩm thực và mua sắm. Hãy tận hưởng từng khoảnh khắc và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ tại đất nước này nhé

Triển khai thực hiện quy định của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Khoản 8 Điều 45), Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp, thống nhất Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 74/2020/TT-BCA ngày 01/7/2020 quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu.

Sau hơn 04 năm triển khai thực hiện Thông tư đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu; gia tăng lưu lượng công dân Việt Nam xuất nhập cảnh; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý, kiểm soát xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ giữa các lực lượng tham gia nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác kiểm soát xuất nhập cảnh.

Tuy nhiên, từ khi áp dụng thi hành Thông tư số 74/2020/TT-BCA đến nay, một số chính sách về xuất nhập cảnh đã có sự thay đổi, điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, trong đó có những chính sách liên quan trực tiếp đến công tác kiểm soát xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam tại cửa khẩu.

Nhiều ứng dụng khoa học công nghệ được đưa vào khai thác phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh như: việc cấp, sử dụng hộ chiếu phổ thông gắn chip điện tử; triển khai cổng kiểm soát xuất nhập cảnh tự động tại các cửa khẩu; mua sắm trang thiết bị phục vụ việc thu thập thông tin sinh trắc học của hành khách xuất nhập cảnh.

Một số quy định trong Thông tư 74/2020/TT-BCA cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể:

Một là, hệ thống cổng kiểm soát tự động đã được triển khai tại tất cả các cửa khẩu đường hàng không lớn và một số cửa khẩu biên giới đất liền.

Theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 3086/QĐ-BCA ngày 17/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an về kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động cho tất cả các loại hình cửa khẩu đường hàng không, biên giới đất liền, cảng biển, hành khách khi xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động sẽ không đóng dấu kiểm chứng vào giấy tờ xuất nhập cảnh.

Do đó việc quản lý hành trình xuất nhập cảnh của hành khách của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc xác định dấu kiểm chứng tại giấy tờ xuất nhập cảnh không còn phát huy nhiều giá trị quản lý.

Hai là, năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay có thể bỏ khâu kiểm chứng vào giấy tờ xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, Bộ Công an đang hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, trong đó có dữ liệu công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh tại tất cả các loại hình cửa khẩu (đường hàng không, đường bộ, đường biển).

Trường hợp cần xác minh, kiểm tra hành trình xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam để phục vụ công tác hoặc theo yêu cầu của các Bộ, ngành, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh sẽ tra cứu thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Do đó, việc đối chiếu, kiểm tra dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh tại hộ chiếu của công dân Việt Nam để xác minh hành trình của hành khách qua đóng dấu trên hộ chiếu không còn thực sự cần thiết.

Ba là, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang triển khai, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác kiểm soát xuất nhập cảnh trong thời gian vừa qua đã dần thay thế vai trò của dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh như: (1) triển khai cổng kiểm soát tự động; (2) hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; (3) nghiên cứu việc kết nối dữ liệu xuất nhập cảnh của từng công dân vào ứng dụng VneID, trong đó, nghiên cứu trang bị tính năng công dân có thể tự chứng minh hành trình xuất nhập cảnh của bản thân qua ứng dụng VNeID.

Thực tiễn trên thế giới, nhiều nước đã bỏ thủ tục đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh đối với công dân nước mình như Canada, Anh, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và hầu hết các nước châu Âu. Hoa Kỳ bỏ đóng dấu theo quy định riêng tại từng sân bay.

Xu hướng sử dụng giấy tờ dạng số, quản lý bằng công nghệ số trên thế giới ngày càng phổ biến.

Qua lấy ý kiến một số Bộ, ngành liên quan, các Bộ thống nhất phương án bỏ đóng dấu kiểm chứng đối với công dân Việt Nam và cho rằng đề xuất này là phù hợp với chủ trương của Chính phủ về cải cách hành chính, là một trong những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO tại Phụ ước 9 (Công ước Chicago), phù hợp xu hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát xuất nhập cảnh hiện đang được một số nước tiên tiến trên thế giới áp dụng.

Việc bỏ dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam góp phần cải cách hành chính, giảm thao tác kiểm soát cho Kiểm soát viên tại cửa khẩu; thống nhất hình thức không đóng dấu kiểm chứng ở bục kiểm soát xuất nhập cảnh thủ công với kiểm soát xuất nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động; giảm đáng kể chi phí liên quan đến công tác kiểm soát xuất nhập cảnh (chi phí mực dấu, chi phí sửa chữa, thay thế dấu kiểm chứng… là loại dấu bảo an đặc thù có chi phí sản xuất cao).

Trong dài hạn, khi Việt Nam ký kết Điều ước quốc tế với một số nước về việc cho phép công dân Việt Nam có thể sử dụng căn cước công dân để xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu, việc bỏ đóng dấu kiểm chứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hình thức xuất nhập cảnh trên.

Từ những căn cứ trên, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 74/2020/TT-BCA là cần thiết và phù hợp với các quy định hiện hành, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác kiểm soát xuất nhập cảnh.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 5 cơ bản như sau: Sửa đổi điểm đ khoản 1 Điều 5 theo hướng giữ nguyên quy định đóng dấu kiểm chứng tại cửa khẩu cảng. Đối với cửa khẩu đường hàng không, cửa khẩu biên giới đất liền thực hiện đóng dấu kiểm chứng khi công dân đề nghị.

Bổ sung điểm g khoản 1 Điều 5 về thu thập thông tin sinh trắc học của công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, bổ sung khoản 4, khoản 5 vào Điều 7 quy định trách nhiệm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh về chủ trì triển khai kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia xuất nhập cảnh với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan; báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an trao đổi các Bộ, ngành rà soát, nghiên cứu, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định về dấu kiểm chứng trong giấy tờ xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Mởi bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.