Những ngày cuối năm, trên MXH xuất hiện nhiều đoạn clip du học sinh, người đi làm xa trở về quê hương thăm gia đình. Đặc biệt, họ không thông báo với bố mẹ để ra sân bay đón như mọi khi mà quyết định giả làm người lạ đến nhà để tạo bất ngờ cho gia đình. Mặc dù đều cùng một hình thức thể hiện, song, từng đoạn clip lại mang đến sự xúc động riêng bởi cảm xúc, tình cảm và sự vỡ òa của phụ huynh đều khác nhau.

Người bố òa khóc khi gặp lại con trai

Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến khoảnh khắc đoàn tụ của Đặng Dương (SN 1997) và gia đình. Anh chàng từ Nhật trở về, đeo kính và khẩu trang kín mít để giả làm người chuyển đồ. Sau khi nhận đồ, thấy bố tỏ rõ vẻ lo lắng, sốt ruột khi không gọi điện được cho con trai để thông báo về món đồ, Đặng Dương mới quyết định “xuất đầu lộ diện”.

Không tin con trai đang đứng trước mặt, mẹ anh chàng đánh yêu một cái còn bố chỉ biết bảo “Ôi trời ơi” rồi ôm con òa khóc nức nở. Đặng Dương cho hay bố mẹ rất vất vả, ngày trước thì làm ruộng, sau này làm bánh đa, mì gạo để bán. Thời điểm anh sang Nhật Bản đi học, bố rất lo nhưng không thể hiện ra bên ngoài. Phải đến khi mẹ kể lại, Đặng Dương mới biết thời gian đầu anh xa nhà, bố ngày nào cũng khóc.

Bố òa khóc ôm chầm lấy con trai

Biết ơn những sự hi sinh của bố mẹ nên lần trở về này, Dương cũng mong muốn tạo một bất ngờ cho họ. Và cái kết là khoảnh khắc 2 bố con - 2 người đàn ông mạnh mẽ nhưng cùng òa khóc như những đứa trẻ.

Có thể nói, trend bất ngờ về thăm nhà đang trở nên thịnh hành và được yêu thích nhất MXH TikTok. Bởi lẽ sự gần gũi, bất ngờ và cả những cảm xúc hạnh phúc khi đoàn tụ bên gia đình vào những ngày cuối năm luôn khiến nhiều người xúc động. Ai cũng có một nơi để về, ai cũng có những người thân yêu đang chờ đợi ta ở nhà. Vậy nên bạn ơi, gác lại những bôn ba ngoài kia, trở về với mái ấm gia đình, ôm lấy ông bà, cha mẹ và dành cho họ những lời yêu thương nhất!

Như các bạn đã biết, Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với việc tuân thủ tuyệt đối thời gian, ngay cả với công việc làm thêm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chúng ta phải xin đến muộn hoặc xin nghỉ do nhiều lý do bất khả kháng như học bù đột xuất, ốm bệnh, sự cố giao thông, tàu trễ,v.v.

Vậy trong những lúc như vậy, chúng ta nên làm thế nào để không để lại ấn tượng xấu và gây phiền hà đến những người làm cùng? Trong bài viết này, GoToJapan sẽ hướng dẫn các bạn cách liên lạc và ứng xử phù hợp nhé.

Luôn lưu lại thông tin cần thiết về nơi làm việc

Thông thường, khi ký hợp đồng lao động, bạn sẽ được giải thích rõ ràng về việc khi xảy ra trường hợp bất khả kháng phải đi muộn hoặc xin nghỉ thì phải báo với ai và báo trước bao lâu. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những sự cố bất ngờ, không thể báo sớm như quy định thì bạn cần phải liên lạc với nơi làm việc trước giờ làm càng sớm càng tốt, có thể là với cấp trên hoặc người chịu trách nhiệm hướng dẫn bạn. Vì thế khi đi làm, bạn cần lưu lại những thông tin liên lạc cần thiết về nơi mình làm việc để đề phòng.

Tối thiểu, bạn phải nắm rõ những thông tin như: – Tên cửa hàng/công ty bạn làm việc – Số điện thoại của cửa hàng/công ty hoặc của người phụ trách – Địa chỉ cửa hàng

Nếu được, các bạn hãy ghi những thông tin trên vào sổ hoặc vào điện thoại nhé.

Ví dụ, bạn đang ở trên tàu đến nơi làm và nhận được thông báo tàu dừng để kiểm tra đường ray chẳng hạn. Hãy gọi đến nơi làm việc hoặc gọi người quản lý ngay thời điểm bạn biết mình sẽ đi muộn và thông báo lý do. Nếu biết chính xác, bạn có thể báo luôn mình sẽ đến muộn bao lâu.

Khi đi muộn, các bạn có thể thông báo như sau:

私はアルバイトのアンです。 XXさん (tên của quản lý) は、いらっしゃいますか。

すみませんが、今YY駅にいますが、電車が止まっているので、20分くらい、遅れてしまいます。

Khi đi muộn, nếu biết được mình sẽ muộn bao nhiêu phút thì các bạn nên báo trước nhé.

Cũng giống như khi đi muộn, nếu bạn muốn xin nghỉ, bạn phải liên lạc với nơi làm việc trước theo như thời gian đã giao hẹn lúc ký hợp đồng. Nếu sự việc mang tính bất ngờ như khi bạn bị bệnh, cần nghỉ làm gấp thì bạn cũng phải liên lạc càng sớm càng tốt để quản lý sắp xếp người thay thế hoặc điều chỉnh giờ làm của những người khác sao cho phù hợp.

Nếu không thông báo gì mà đã nghỉ luôn thì bạn sẽ để lại hình ảnh không chuyên nghiệp và còn gây phiền phức cho những người khác. Do đó, nếu có thể, bạn hãy bàn với các bạn cùng làm trước, nhờ ai đó đi làm thay giúp mình xem có được không, rồi mới xin nghỉ là tốt nhất, vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm lại không gây rắc rối cho bất kì ai.

Khi xin nghỉ, các bạn có thể thông báo như sau:

私はアルバイトのアンです。 XXさん (tên của quản lý) は、いらっしゃいますか。 すみませんが、熱が出るので、今日アルバイトを休んでいいですか。

Có ốm thì cũng phải gọi điện xin nghỉ sớm nhé các bạn.

Những câu hội thoại trên rất đơn giản nhưng cũng rất cần thiết đúng không các bạn? Các bạn hãy vận dụng chúng thật tốt để khi đến muộn hay phải xin nghỉ thì công việc cũng không bị gián đoạn nhé!

———- TRUNG TÂM DU HỌC VÀ NHẬT NGỮ GOTOJAPAN – Hotline tư vấn : 0963 682 333 / 0246 276 5022 – Email: [email protected] – Địa chỉ: 17 ngách 10 ngõ 121 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, Hà Nội

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, ngày 4-11, Cuộc thi "Gạo ngon Việt Nam" lần 3 - năm 2022 ở hạng mục gạo thơm đã trao giải nhất cho gạo TBR39 của Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed (Thái Bình).

Cuộc thi này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức với sự tham gia của những giống gạo thơm nổi tiếng Việt Nam như: ST24, ST25, Lộc Trời 28, VD20, Đài Thơm 8, OM8, OM48,… Đây là cuộc thi đã trao giải nhất "gạo ngon Việt Nam" cho gạo ST24 (lần 1, năm 2019) và gạo ST25 (lần 2, năm 2020).

Tại cuộc thi năm nay, cuối buổi ban tổ chức chỉ công bố kết quả và trao giải chứ không có phần nhận xét và đánh giá về các mẫu gạo đoạt giải.

Các đầu bếp và chuyên gia ngành lúa gạo chấm cơm ngon

Trên nhiều diễn đàn về nông sản, lúa gạo, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên về tên gạo đoạt giải, tại nhiều siêu thị, cửa hàng ở TP HCM cũng chưa thấy kinh doanh loại gạo này.

Ngày 5-11, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Hoàn - Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed - xác nhận: "Dù chuẩn bị khá kỹ cho lần đầu tham gia dự thi và dự tính sẽ có giải, nhưng giải cao nhất thì cũng bất ngờ cho chúng tôi!"

Lúa TBR39 đang được trồng thử nghiệm - ảnh ThaiBinh Seed cung cấp

Theo ông Hoàn, TBR39 là giống lúa mới, đã qua khảo nghiệm 3 năm tại vùng canh tác lúa tôm ở các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… và ThaiBinh Seed đang làm thủ tục đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận lưu hành. Đây là giống lúa mới được các nhà khoa học lai tạo thành công, ThaiBinh Seed mua bản quyền từ năm 2019 và tổ chức khảo nghiệm. TBR39 có một số đặc điểm nổi trội như: thơm, vị đậm đà, cơm bóng tự nhiên.

"Do vậy, gạo TBR39 chưa kinh doanh lúa giống ra thị trường, cũng chưa được bán đại trà mà chỉ có một số lượng hạn chế từ các vùng khảo nghiệm mà doanh nghiệp bao tiêu của nông dân.

Gạo này chưa được bán tại TP HCM, chúng tôi bán thử một ít tại thị trường miền Bắc với giá 38.000 đồng/kg. Cuối tháng 11, đầu tháng 12 tới chúng tôi sẽ thu hoạch lúa TBR39 tại vùng trồng lúa tôm ở Kiên Giang, sản lượng ước tính chỉ khoảng vài ngàn tấn để cung cấp ra thị trường" – ông Hoàn thông tin.

Giải nhất "Gạo ngon Việt Nam" 2022 được sản xuất thử với số lượng hạn chế

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một thành viên ban giám khảo cuộc thi cho hay các mẫu gạo và mẫu cơm đều được "mã hóa" trước khi được chấm giải để có đánh giá khách quan.

"Năm nay, tốp 3 gạo ngon khá đồng đều, ít có sự chênh lệch, ban giám khảo phải nếm 3 đến 4 lần trước khi cho điểm. Chúng tôi dựa vào những tiêu chí rất rõ ràng để chấm giải và có được kết quả như đã công bố" – thành viên ban giám khảo cuộc thi này bày tỏ.

Được biết, ban giám khảo cuộc thi năm nay đến từ các đơn vị: VFA, Hội đầu bếp Việt Nam, Trung tâm Khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Nam Bộ và Công ty CP Giám định - Khử trùng FCC. Trong đó, số lượng đầu bếp là nhiều nhất cho thấy vai trò thẩm định của chuyên gia ẩm thực được đề cao để tìm ra "gạo ngon".

Theo VFA, mẫu gạo thơm đạt giải nhất là TBR39, giải nhì là gạo ST24 và giải ba là Lộc Trời 28 sẽ đại diện gạo thơm Việt Nam tham gia cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới/The World's Best Rice" năm 2022 tổ chức tại Thái Lan vào giữa tháng 11.

Còn nhớ, năm 2019, gạo ST25 ghi dấu lịch sử cho ngành gạo Việt Nam đạt giải nhất "Gạo ngon nhất thế giới" – khi đó, giống lúa ST25 vẫn ở giai đoạn khảo nghiệm, chưa được công nhận lưu hành như TBR39 hiện nay.

Liệu gạo TBR39 có lặp lại được thành tích mà gạo ST25 đã làm được khi khởi đầu tại Việt Nam tốt hơn (giành giải nhất, trong khi năm 2019, cuộc thi Gạo ngon Việt Nam lần 1 ST25 chỉ đạt giải ba)?

Giành giải rồi có nên thi tiếp?

Theo ông Lê Thanh Tùng, Cục phó Cục Trồng trọt - Bộ NN-PTNT, việc một loại gạo đã từng đạt giải nhất tiếp tục dự thi các cuộc thi gạo ngon năm sau để các giống mới có sự cạnh tranh, cho thấy sự phát triển của ngành giống. Nếu loại trừ các loại gạo đã đạt giải nhất tham dự cuộc thi năm sau thì kết quả cuộc thi không phản ảnh thực tiễn ngành gạo. Nội quy các cuộc thi gạo ngon trên thế giới cũng vậy, việc thay đổi thứ hạng "gạo ngon" trong các cuộc thi của các giống gạo ngon nổi tiếng cũng thường xuyên xảy ra.