Năm 2024 Tuổi Nào Phạm Tam Tai Thái Tuế
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 103/2009/NĐ-CP có quy định Nghiêm cấm các hoạt động sau đây trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, cụ thể:
Năm 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế? Phạm Thái tuế năm 2025?
Theo truyền thống dân gian, Thái Tuế là một trong 60 vị thần (lục thập hoa) luân phiên cai quản nhân gian mỗi năm. Mỗi năm, một vị thần Thái Tuế sẽ cai trị, và năm đó được gọi là năm Thái Tuế.
Trong chiêm tinh học, Thái Tuế được coi là biểu trưng cho sao Mộc (Jupiter), do chu kỳ quay của sao này kéo dài 12 năm, tương tự như chu kỳ sinh mệnh của 12 cung hoàng đạo. Vì vậy, trong dân gian, sao Thái Tuế thường được xem là sao hung, mang điềm xui. Khi gặp Thái Tuế trong năm, người ta tin rằng sẽ gặp phải nhiều khó khăn, trắc trở, ảnh hưởng đến các phương diện như tài chính, sức khỏe, tình cảm, thường xuyên gặp phải biến cố không thuận lợi. Theo đó, những người tuổi bị phạm Thái Tuế trong năm cần đặc biệt cẩn trọng và chú ý hơn trong mọi mặt của cuộc sống.
Những tuổi phạm Thái Tuế trong năm 2025 như sau:
- Trị Thái Tuế: Tuổi Tỵ (1941, 2001 - Tân Tỵ; 1953, 2013 - Quý Tỵ; 1965, 2025 - Ất Tỵ; 1977, 2037 - Đinh Tỵ)
- Xung Thái Tuế: Tuổi Hợi (1935, 1947, 1959, 1971, 1983, 1995, 2007, 2019, 2031)
- Hình Thái Tuế: Tuổi Thân (1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016, 2028)
- Hại Thái Tuế: Tuổi Dần (Mậu Dần: 1938, 1998, 2058; Canh Dần: 1950, 2010, 2070; Nhâm Dần: 1902, 1962, 2022, 2082)
- Phá Thái Tuế: Tuổi Thân (1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016, 2028).
Trên đây là giải đáp cho "Năm 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế? Phạm Thái tuế năm 2025?"
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Năm 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế? Phạm Thái tuế năm 2025? Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ra sao?
Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
Chi tiết các mức xử phạt cho hành vi mê tín dị đoan như sau:
Mê tín dị đoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Cụ thể: sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:
- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;
- Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;
- Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;
- Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.
Ngoài ra, theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên).
Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sau:
Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];