Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn

Vai trò chức năng của Giám đốc điều hành

Vai trò chức năng của giám đốc điều hành có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô, văn hóa, cấu trúc và sản phẩm của công ty. Nhìn chung, vai trò của một CEO sẽ bao gồm:

Định hướng chiến lược: Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, xây dựng và thực hiện các chiến lược dài hạn để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển.

Quản lý hoạt động: Giám sát và điều phối tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm sản xuất, tiếp thị, tài chính, nhân sự và các hoạt động khác.

Đại diện công ty: Đại diện cho công ty trước các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác.

Xây dựng đội ngũ: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý cấp cao, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

Chịu trách nhiệm: Chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị và các cổ đông.

Quyền hạn của giám đốc điều hành trong doanh nghiệp

Quyền hạn của giám đốc điều hành sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô và cấu trúc của tổ chức, cũng như các trách nhiệm cụ thể được nêu trong mô tả công việc và quy định của công ty.

CEO là vị trí quản lý cấp cao nhất trong hoạt động công ty, họ có quyền hạn quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày, đầu tư, quản lý nhân sự, cố vấn cho chủ doanh nghiệp (chủ tịch)...

Đồng thời, giám đốc điều hành cũng có quyền quyết định tuyển dụng hoặc thay đổi vị trí công tác đối với nhân viên dưới quyền, không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Mô tả công việc của giám đốc kinh doanh

Vị trí giám đốc kinh doanh sẽ thực hiện những công việc cụ thể dưới dây:

CCO có trách nhiệm trong việc định hướng kinh doanh đảm bảo lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. CCO đứng đầu nhóm kinh doanh, quan hệ khách hàng, PR,... nên phải đảm bảo những chức năng trong tổ chức được thực hiện hiệu quả, mối quan hệ hợp tác được duy trì tốt đẹp nhằm giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu chiến lược đề ra.

CCO chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ phận kinh doanh trong những công việc hằng ngày, triển khai và phê duyệt quyết định được đưa ra liên quan tới hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Để đạt mục tiêu kinh doanh, giám đốc kinh doanh phải định hướng và thiết lập kế hoạch kinh doanh cho tổ chức dựa trên nhu cầu của khách hàng, xu hướng của thị trường, sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh,...

Qua dự đoán thị trường và lên kế hoạch kinh doanh, CCO xác định mục tiêu kinh doanh, chiến lược thích hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Từ đó, đưa ra quyết định cần thiết nhằm tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  CCO đảm nhận việc quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh để điều chỉnh, cập nhật kế hoạch kinh doanh mới nhằm đáp ứng yêu cầu từ thị trường, khách hàng.

Giám đốc kinh doanh tiến hành xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ thích hợp với nhu cầu khách hàng và đạt mục tiêu kinh doanh đề ra. Họ phải đảm bảo sản phẩm và dịch vụ cung cấp tạo ra giá trị, đóng góp vào doanh số, lợi nhuận của tổ chức.

Giám đốc kinh doanh cũng cần đảm bảo sản phẩm và dịch vụ phù hợp chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp muốn phát triển tại thị trường mới, giám đốc kinh doanh phải xây dựng chiến lược sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường đó.

CCO chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược bán hàng nhằm đảm bảo sản phẩm, dịch vụ tiếp cận đến khách hàng hiệu quả, tạo ra doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để có được chiến lược bán hàng hiệu quả, họ cần nghiên cứu thị trường, nhu cầu và xu hướng khách hàng, đánh giá đối thủ cạnh tranh, đưa ra mục tiêu bán hàng, thiết lập kế hoạch tiếp thị, giá cả, quyết định về kênh bán hàng,... Đồng thời, phối hợp làm việc với bộ phận Marketing, kế toán và sản xuất để đảm bảo tính đồng nhất, tối ưu hoá chi phí cho tổ chức.

Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý, định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp và cả chiến lược về Marketing để thu hút, giữ chân khách hàng.

CCO phải phối hợp với những bộ phận khác để thiết lập, xây dựng chiến lược Marketing và đảm bảo chiến lược Marketing của doanh nghiệp phát triển đúng đắn, thích hợp với đối tượng khách hàng, mục tiêu kinh doanh.

Giám đốc kinh doanh cũng tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới trong bộ phận kinh doanh. CCO là người nắm rõ nhu cầu nguồn nhân lực trong bộ phận, cách đánh giá ứng viên và cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí trong phòng ban kinh doanh.

Với trách nhiệm đó, CCO cần xây dựng và nuôi dưỡng môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút, cởi mở nhằm chiêu mộ nhân tài, quản trị nhân lực tốt nhất, phục vụ cho mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Trách nhiệm chính là tạo ra giá trị cho khách hàng, đảm bảo khách hàng là trung tâm của mọi quyết định của tổ chức, CCO phải tiến hành xây dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ kinh doanh. Điều này đảm bảo khách hàng luôn được hưởng lợi từ sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh còn giúp họ tạo ra mạng lưới liên kết rộng rãi, đa dạng giữa các doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, bên liên quan,... Điều đó góp phần giúp doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tối ưu chi phí.

Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm đầu tàu trong việc định hướng các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo chiến lược đó thích hợp với mục tiêu, tầm nhìn để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. CCO cũng phải đảm bảo công ty sẽ được khách hàng, cổ đông, người dùng đánh giá cao. Trong đó, hình ảnh thương hiệu chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân khách hàng, tăng doanh thu, nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành trên thị trường.

Vậy nên, việc vạch ra các chiến lược dài hạn, xây dựng hình ảnh thương hiệu chính là trách nhiệm quan trọng của giám đốc kinh doanh. Họ sẽ đảm bảo doanh nghiệp triển khai những hoạt động đó hiệu quả, đúng với lộ trình đã đưa ra để thu về kết quả cao nhất.

Xem thêm >> Để có trái ngọt, hãy nghĩ cách hoạch định chiến lược khác biệt

Giám đốc kinh doanh có vai trò như một nhà tiếp thị

Trong kinh doanh, thuyết phục là một vấn đề vô cùng quan trọng, giúp thu hút khách hàng. Vì thế, để thực hiện chăm sóc khách hàng hiệu quả, Giám đốc kinh doanh được ví như những người trực tiếp giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.

Giám đốc kinh doanh sẽ kể các câu chuyện hấp dẫn chứa đựng nhiều thông tin của dịch vụ, sản phẩm để chạm đến cảm xúc khách hàng. Họ nắm bắt tốt tâm lý khách hàng và xu thế thị trường để xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ, sản phẩm hợp lý nhất, dẫn dắt đội ngũ kinh doanh trở thành những nhà tiếp thị tài ba.

Chiến dịch tiếp thị phải dễ nhớ và dễ lan truyền. Do đó, một CCO cần tổ chức các chiến dịch hợp lý để tiếp cận người sử dụng, kết nối khách hàng thành cộng đồng lớn. Và chỉ Giám đốc kinh doanh và các nhân sự tài năng mới có thể xây dựng được những chiến lược thích hợp thông qua tiếp cận trực tiếp với người sử dụng thường xuyên.

Năng lực cần có của Giám đốc điều hành

Không bắt buộc phải có bằng cấp để trở thành CEO. Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh có thể quan trọng hơn so với bằng cấp.

Tuy nhiên, việc có bằng cấp đại học hoặc sau đại học trong các chuyên ngành liên quan đến kinh doanh, như quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, hoặc tiếp thị, có thể giúp xây dựng kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được vị trí CEO. Ngoài ra, một số công ty có thể yêu cầu vị trí CEO có bằng cấp cao hơn để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp.

Quan trọng là CEO phải có kinh nghiệm và thành tựu, cũng như các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, phân tích và giải quyết vấn đề. Việc học hỏi và phát triển các kỹ năng này thông qua các khóa đào tạo, chứng chỉ và trải nghiệm thực tế cũng là rất quan trọng để trở thành một CEO thành công.

Đồng thời, khi sự bùng nổ về công nghệ làm thay đổi bản chất của lao động như hiện nay, thì một nhà lãnh đạo không chỉ là một nhà quản trị, mà phải là một chuyên gia có khả năng làm việc với một lượng lớn dữ liệu và có khả năng phân tích chúng. Do đó, trình độ học vấn, chuyên môn giờ đây phải được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó có sự bắt kịp xu hướng về công nghệ.

Phẩm chất đạo đức của một giám đốc điều hành có thể có tác động đáng kể đến sự thành công và danh tiếng của một tổ chức. Do đó, một CEO cần sở hữu những phẩm chất sau đây:

Tính kiên định: Một giám đốc điều hành thực thụ phải có can đảm để đưa ra những quyết định khó khăn cùng một lập trường vững chắc, dám đứng lên bảo vệ cho những gì đúng. Trên thực tế khi làm việc, CEO sẽ gặp phải nhiều quan điểm trái chiều, do đó tính kiên định sẽ giúp xây dựng văn hóa tổ chức tích cực, tạo sự tin tưởng và niềm tin cho các bên liên quan của tổ chức.

Sự chính trực: CEO chính là tấm gương phản chiếu đạo đức của người lãnh đạo. Do đó, giám đốc điều hành cần kiên định, công – tư phân minh với tất cả nhân viên, minh bạch trong tất cả các quyết định đưa ra.

Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp thể hiện qua ngôn từ ngắn gọn, dễ hiểu, giúp nhân viên nắm rõ những nhiệm vụ mà mình phải làm. Đồng thời, các CEO cũng cần lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu những ý kiến mà cấp dưới đề xuất hay thảo luận.

Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp CEO biết cách làm thế nào để giải quyết vấn đề, biết cách trao quyền và trách nhiệm cho cấp dưới sao cho hiệu quả. Đồng thời tạo mối quan hệ bền chặt với nhân viên cấp dưới, thúc đẩy tinh thần tự giác, tạo động lực cho họ hoàn thành công việc hiệu quả.