This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.

Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất b) Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; c) Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất d) Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm; đ) Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm; e) Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

a,Trước khi tiến hành sản xuất, cơ sở sản xuất mỹ phẩm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm tới Sở Y tế. b,Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mẫu chứng nhận nhà máy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

II, Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Một nhà máy sản xuất mỹ phẩm để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cần tuân thủ theo những quy định dưới đây của nghị định 93/2016/NĐ-CP:

Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: - Hóa học - Sinh học - Dược học - Hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.

Hình thức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; b) Cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm nhưng chuyển địa điểm sản xuất; c) Cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm nhưng bổ sung dây chuyền sản xuất so với dây chuyền đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

III, Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Sở Y tế là đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đối với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên địa bàn theo các hình thức và trình tự như sau:

IV, Tư vấn A-Z xưởng đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo nghị định 93

Đầu tư nhà máy sản xuất mỹ phẩm đang là xu hướng được các đơn vị kinh doanh lựa chọn bởi tính lợi nhuận cao. Nhưng đây cũng là lĩnh vực yêu cầu hiểu biết sâu rộng về các tiêu chuẩn, quy định sản xuất mỹ phẩm. Thay vì mất thời gian và công sức mày mò rất nhiều công đoạn từ giai đoạn đầu hình thành ý tưởng đến khi nhà máy đi vào hoạt động, các chủ đầu tư đã lựa chọn đơn vị tư vấn xưởng đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm uy tín.

GMPc Việt Nam là đơn vị tư vấn cho hầu hết các nhà máy sản xuất mỹ phẩm  đủ điều kiện sản xuất tại Việt Nam như:

Xưởng Đủ điền kiện sản xuất Mỹ phẩm Yến Kim

Xưởng đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm VNCOS

Nhà máy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm SHIDO JAPAN

Xưởng đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm DOLEXPHAR

Chúng tôi luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, song hành cùng chủ đầu tư và cam kết hiệu quả cuối cùng. Nếu Quý khách đang có nhu cầu đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp từ CEO 10 năm kinh nghiệm. Hotline 0982.866.668 Xin mời Quý khách lựa chọn hạng mục tư vấn xưởng sản xuất mỹ phẩm đủ điều kiện theo nghị định 93 tại GMPc Việt Nam  1. Lập kế hoạch tổng thể và tổng mức đầu tư 2. Thiết kế xưởng đủ ĐKSX mỹ phẩm 3. Lập hồ sơ và bảo vệ hồ sơ trước Sở Y tế 4. Thi công trọn gói Xưởng đủ ĐKSX mỹ phẩm theo nghị định 93

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2016

QUY ĐỊNH QUÂN HIỆU, CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU VÀ TRANG PHỤC CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; được sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 03 tháng 6 năm 2008 và ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nghị định này quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam; quy định trang phục sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; việc quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nghị định này áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô.

4. Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thườngdùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.

Điều 4. Quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng, thu hồi quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

QUÂN HIỆU, CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Điều 5. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi mầu vàng, xung quanh có hai bông lúa mầu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử mầu vàng, vành ngoài quân hiệu mầu vàng.

2. Quân hiệu có 03 loại: Đường kính 36 mm, đường kính 33 mm, đường kính 28 mm. Quân hiệu có đường kính 36 mm và 28 mm dập liền với cành tùng kép mầu vàng.

Điều 6. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan

a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

b) Nền cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.

c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.

d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:

Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;

Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;

Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;

Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.

2. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp

Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng trên nền cấp hiệu có 01 đường mầu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc.

3. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ

a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

b) Nền cấp hiệu mầu be, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.

c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.

d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V mầu đỏ. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa. Số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V:

4. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ Hải quân, khi mặc áo kiểu có yếm

b) Nền cấp hiệu mầu tím than, có hình phù hiệu Hải quân.

c) Đường viền cấp hiệu: Không có đường viền.

d) Trên nền cấp hiệu gắn: Vạch ngang mầu vàng. Số lượng vạch:

Binh nhì: 01 vạch ở đầu dưới cấp hiệu;

Binh nhất: 02 vạch cân đối ở hai đầu cấp hiệu;

Hạ sĩ: 01 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;

Trung sĩ: 02 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;

Thượng sĩ: 03 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu.

5. Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật

a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

b) Nền cấp hiệu: Lục quân mầu đỏ tươi; Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.

c) Đường viền cấp hiệu: Mầu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đường viền rộng 3 mm.

d) Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.

Điều 7. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Cành tùng mầu vàng, gồm hai loại:

a) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng;

b) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy.

a) Nền phù hiệu hình bình hành; Lục quân mầu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than. Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.

Binh chủng hợp thành - Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;

Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;

Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng;

Tăng - Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang;

Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo;

Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen;

Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng;

Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, trên hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới Quốc gia;

Phòng không - Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim;

Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở;

Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây;

Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ;

Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;

Ngành Hậu cần - Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa;

Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn;

Ngành Kỹ thuật: Hình com-pa trên chiếc búa;

Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe;

Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo;

Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo;

Thể dục thể thao: Hình cung tên;

Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kiểu mẫu, mầu sắc biển tên, biểu tượng quân chủng, binh chủng, lô gô của các đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 8. Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Nền phù hiệu hình bình hành; Lục quân mầu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than. Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.

a) Cấp tướng: Gắn hình phù hiệu, sao mầu vàng, riêng cấp tướng binh chủng hợp thành không gắn hình phù hiệu. Số lượng sao:

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;

b) Sĩ quan, học viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp: Gắn hình phù hiệu, gạch dọc và sao mầu vàng. Cấp tá 02 gạch dọc, cấp úy 01 gạch dọc. Số lượng sao:

c) Hạ sĩ quan: Gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc và sao mầu vàng. Số lượng sao:

d) Binh sĩ: Gắn hình phù hiệu, sao mầu vàng. Số lượng sao:

đ) Học viên đào tạo sĩ quan; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Gắn hình phù hiệu, 01 vạch dọc mầu vàng ở giữa. Vạch dọc của Học viên đào tạo sĩ quan rộng 5 mm, của học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật rộng 3 mm.

TRANG PHỤC CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Điều 9. Trang phục dự lễ mùa đông của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan

a) Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa cầu mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu, phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa.

Đỉnh mũ của Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than.

Thành mũ của Lục quân mầu đỏ; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây; Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than.

Lót thành cầu, bọc lưỡi trai, dây quai mũ mầu đen.

Dây coóc đông, bông lúa mầu vàng.

Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V, thân trước có 04 túi ốp nổi, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai áo có dây vai đeo cấp hiệu, áo có lót thân và tay. Áo của Hải quân, phía trên bác tay có các đường viền thể hiện cấp bậc.

Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa fecmơtuya.

b) Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than.

3. Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, mầu trắng.

4. Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng mầu áo khoác.

5. Dây lưng: Cốt dây bằng da; Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu nâu, Phòng không - Không quân, Hải quân mầu đen, cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân may ốp hai lớp da, cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn. Khóa dây lưng bằng kim loại mầu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn.

6. Giầy da: Mầu đen; cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân kiểu giầy mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây.

7. Bít tất: Kiểu dệt ống, cùng mầu với quần.

Điều 10. Trang phục dự lễ mùa đông của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan

a) Kiểu mẫu: Kiểu mũ vải liền vành xung quanh, lật hai bên tai và sau gáy, phía trước trán có tán ôdê để đeo quân hiệu, phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa.

b) Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than. Dây coóc đông, bông lúa mầu vàng.

Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V, phía dưới thân trước có 02 túi ốp nổi, áo có chiết vai và eo, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai có dây vai đeo cấp hiệu. Áo của Hải quân, phía trên bác tay có các đường viền thể hiện cấp bậc.

Quần: Kiểu quần âu dài, có hai túi dọc, cửa quần mở suốt kéo khóa fecmơtuya.

b) Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than.

3. Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, có chít eo, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, mầu trắng.

4. Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng mầu áo khoác.

5. Giầy da: Kiểu mũi vuông trơn, gót cao, nẹp ô dê luồn dây trang trí, mầu đen.

6. Bít tất: Kiểu dệt ống, cùng mầu với quần.

Điều 11. Trang phục dự lễ hai hàng cúc của sĩ quan Hải quân

Kiểu mẫu, mầu sắc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này, riêng mùa hè đỉnh mũ mầu trắng, thành mũ mầu tím than.

Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V. Phía dưới thân trước có 02 túi bổ chìm, nắp túi có sòi nhọn cài cúc. Nẹp áo cài 02 hàng cúc, mỗi hàng 03 cúc. Trên bác tay có các đường viền mầu vàng thể hiện cấp bậc. Mùa đông có lót thân và tay; mùa hè không có lót thân và tay.

Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa fecmơtuya.

b) Mầu sắc: Mùa hè mầu trắng, mùa đông mầu tím than.

3. Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, mầu trắng.

4. Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng mầu áo khoác mùa đông.

5. Dây lưng: Cốt dây bằng da, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc may ốp hai lớp da; cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn. Khóa dây lưng bằng kim loại mầu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn. Mùa đông mầu đen, mùa hè mầu trắng.

6. Giầy da: Chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc kiểu giầy mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây. Mùa hè mầu trắng, mùa đông mầu đen.

7. Bít tất: Kiểu dệt ống, cùng mầu với quần.

Điều 12. Trang phục dự lễ mùa hè của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan

1. Mũ kêpi, quần, dây lưng, giầy da, bít tất: Mầu sắc, kiểu mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 9 Nghị định này, riêng Hải quân: Mũ kêpi đỉnh mũ mầu trắng, thành mũ mầu tím than; quần, dây lưng, giầy da, mầu trắng.

Kiểu mẫu: Kiểu áo ký giả ngắn tay, ve chữ V, thân trước có 04 túi ốp nổi, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai áo có dây vai đeo cấp hiệu.

Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu trắng.

Điều 13. Trang phục dự lễ mùa hè của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan

1. Mũ mềm: Kiểu mẫu, mầu sắc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, riêng Hải quân đỉnh mũ mầu trắng, vành mũ mầu tím than.

Áo: Kiểu áo ký giả ngắn tay, ve chữ V, phía dưới thân trước có 02 túi ốp nổi, áo có chiết vai và eo, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai có dây vai đeo cấp hiệu.

Váy: Kiểu ôm sát người, dài dưới gối, có lớp vải lót trong, phía dưới thân sau có xẻ.

b) Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không - Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu trắng.

3. Ghệt da: Ghệt cao cổ có khóa kéo, cổ ghệt cao ngang bắp chân, mũi trơn, mặt đế có hoa văn chống trơn; mầu đen, riêng Hải quân mầu trắng.

Điều 14. Trang phục dự lễ của công nhân và viên chức quốc phòng

1. Nam mặc com-lê, nữ mặc áo dài truyền thống phụ nữ Việt Nam, đi giầy da, bít tất.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết về các mặt hàng, kiểu mẫu, mầu sắc trang phục dự lễ của công nhân và viên chức quốc phòng.

Điều 15. Trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ, học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác; mũ và áo chống rét của Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ, học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật gồm trang phục dự lễ mùa đông và trang phục dự lễ mùa hè; bao gồm: Mũ, quần, áo, dâylưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.

2. Trang phục thường dùng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan, nữ hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng gồm trang phục thường dùng mùa đông và trang phục thường dùng mùa hè:

a) Trang phục thường dùng mùa đông bao gồm: Mũ, quần, áo khoác, áo sơ mi mặc trong, caravat, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng;

b) Trang phục thường dùng mùa hè bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.

3. Trang phục thường dùng của nam hạ sĩ quan - binh sĩ; nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, nam học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Sử dụng một loại trang phục dùng chung cho mùa đông và mùa hè, bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.

4. Trang phục dã chiến của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan - binh sĩ bao gồm: Mũ huấn luyện, chiến đấu, mũ mềm dã chiến, quần áo dã chiến, ghệt dã chiến, dây lưng dã chiến; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.

5. Trang phục nghiệp vụ của các lực lượng làm nhiệm vụ Nghi lễ, Kiểm soát quân sự, Tòa án quân sự, Vệ binh, Biên phòng cửa khẩu, Tuần tra song phương, Thông tin đường dây, Công tác tàu, Công tác tàu ngầm, Phi công quân sự, Đặc công nước, Chống khủng bố, Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và các lực lượng quân chủng, binh chủng làm nhiệm vụ đặc thù gồm hai loại trang phục nghiệp vụ mùa đông và mùa hè, bao gồm: Mũ, quần áo, giầy hoặc ghệt, găng tay, dây lưng, dây chiến thắng; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.

6. Trang phục công tác các ngành, nghề chuyên môn trong Quân đội nhân dân Việt Nam, khi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, bao gồm: Mũ, quần, áo, giầy hoặc ghệt; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.

7. Các đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp mũ, áo chống rét; sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thêm áo khoác quân sự; hạ sĩ quan - binh sĩ nam làm nhiệm vụ canh gác thêm áo khoác gác. Mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.

8. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kiểu mẫu, mầu sắc các loại trang phục quy định tại Điều này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và thay thế Nghị định số52/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành trừ các quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam cấp phát trước ngày Nghị định này có hiệu lực, còn niên hạn sử dụng thì được tiếp tục sử dụng, không cấp đổi, cấp mới.

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết các điều, khoản được giao và hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Xuân Phúc

CHÍNH PHỦ ----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2016

QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ PHỤC VỤ TẠI NGŨ, XUẤT NGŨ VÀ THÂN NHÂN CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

Nghị định này quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ.

2. Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.

3. Các cơ quan, đơn vị trong Quân đội và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Điều 4. Chế độ phụ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ và chế độ phụ cấp khuyến khích đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ

1. Ngoài chế độ phụ cấp quân hàm được hưởng theo quy định, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Khoản phụ cấp thêm này không áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; chờ đi học, dự thi tuyển sinh; đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội và các trường hợp khác.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ, hàng tháng được hưởng phụ cấp khuyến khích mức 0,2 so với mức lương cơ sở.

Điều 5. Một số chế độ, chính sách khác đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ

1. Được miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng, giá tem thư theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và được cấp cùng kỳ phụ cấp quân hàm hàng tháng.

2. Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ theo quy định hiện hành.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa, sức khoẻ, độ tuổi thì được tham gia tuyển sinh theo quy định của Bộ Quốc phòng và được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành.

Điều 6. Chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

1. Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây:

a) Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần;

b) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần;

c) Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại điểm a Khoản này được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với một hạ sĩ quan, binh sĩ; chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất quy định tại Điểm b Khoản này được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ;

d) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.

2. Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

Điều 7. Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ

1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Điều 8. Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.

5. Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 và Khoản 1 Điều 48 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Điều 9. Nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2016.

2. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ nhập ngũ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, khi xuất ngũ được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.

4. Nghị định số 122/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005 về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ; Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 17/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Điều lệ phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP ngày 07 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ; Nghị định số88/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchỦy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng