Trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng có thể có tài sản chung và tài sản riêng. Trong đó, tài sản chung của vợ, chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập hợp pháp của vợ, chồng; được thừa kế chung hoặc tặng cho chung… trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Được nhập khẩu trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;

- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;

- Người chưa thành niên về ở với người giám hộ,

Như vậy, so với trước đây, Luật Cư trú 2020 đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được nhập khẩu vào nhà người thân như: Người cao tuổi về ở với cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức về ở với ông, bà nội ngoại;...

Ngoài ra, công dân còn được đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện như:

- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm đó và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/người...

Làm thủ tục nhập khẩu có cần bản sao Sổ đỏ không? (Ảnh minh họa)

Một người đứng tên, căn cứ vào đâu để xác định tài sản riêng?

Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp Sổ đỏ là tài sản chung vợ chồng nhưng chỉ ghi một trong hai người (chỉ ghi tên vợ hoặc chồng). Vậy luật quy định về trường hợp này thế nào?

Nếu có giao dịch liên quan đến nhà, đất mà Sổ đỏ chỉ ghi tên một người thì thực hiện như trường hợp đại diện của vợ và chồng theo Điều 26 Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu có tranh chấp mà không có căn cứ chứng minh đây là tài sản riêng của mỗi bên thì được coi là tài sản chung vợ, chồng.

Kết hợp phân tích ở mục 2 nêu trên, nếu tài sản ghi tên của cả hai vợ, chồng thì đó là tài sản chung vợ, chồng. Nếu chỉ ghi tên một trong hai người thì khi có tranh chấp, vợ, chồng phải chứng minh được đây là tài sản riêng; không chứng minh được thì nhà, đất đó sẽ trở thành tài sản chung vợ, chồng.

Có thể thấy, nếu Sổ đỏ hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ ghi tên một người thì vẫn có khả năng đây là tài sản chung vợ, chồng nếu có tranh chấp xảy ra. Do đó, để chứng minh đây là tài sản riêng thì cần phải căn cứ vào thời điểm hình thành, nguồn gốc hình thành của tài sản cũng như văn bản ghi thỏa thuận của các bên. Có thể kể đến:

- Nếu nhà, đất được tặng cho riêng, thừa kế riêng: Tài sản đó sẽ là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nên dù sau khi kết hôn mới được tặng cho riêng, thừa kế riêng thì Sổ đỏ đứng tên một người vẫn là tài sản của người đó. Trường hợp này cần có hợp đồng tặng cho, văn bản thừa kế, di chúc…

- Nếu nhà, đất do mua bán: Nếu thực hiện mua bán trước khi kết hôn và sang tên sau khi kết hôn thì trong hợp đồng mua bán cần có thông tin ngày, tháng, năm trước ngày đăng ký kết hôn. Nếu mua bán trong thời kỳ hôn nhân thì cần có chứng cứ chứng minh số tiền dùng để mua bán là tài sản riêng (có thể do được tặng cho, thừa kế… mà có số tiền đó).

Trên đây là giải đáp về trường hợp trên Sổ đỏ có ghi tài sản chung vợ chồng không?

Có thể thấy, đây là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất giữa các cặp vợ, chồng hiện nay, đặc biệt là khi hai bên có ý định ly hôn. Do đó, để được tư vấn cụ thể về trường hợp của bạn, độc giả hãy gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí  19006192 của LuatVietnam.

Trên Sổ đỏ có mục nào ghi rõ tài sản chung vợ, chồng không?

Khoản 4 Điều 135 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.

Những nội dung trên Sổ đỏ (từ thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) được quy định cụ thể tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.

Trong đó, với tài sản chung của vợ, chồng là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ được thể hiện như sau:

Đối với vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện các thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân của vợ hoặc chồng và thể hiện: “và chồng (hoặc vợ):... (thể hiện thông tin của chồng (hoặc vợ))”. Trường hợp có thoả thuận của vợ và chồng đồng ý ghi tên vợ hoặc tên chồng là đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận thì thể hiện: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, tên và số giấy tờ nhân thân, tiếp theo thể hiện: “là đại diện cho vợ và chồng”.

- Sổ đỏ đã cấp có sự thay đổi thông tin thì sẽ được xác nhận như sau: Khi vợ, chồng nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung thì sẽ ghi theo khoản 10 Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT:

Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng chuyển thành của chung vợ và chồng thì thể hiện thông tin: “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, ngày tháng năm sinh của vợ hoặc chồng, tiếp theo thể hiện: “và chồng (hoặc vợ): ... (thể hiện tên của chồng (hoặc vợ))” sử dụng chung thửa đất (hoặc sử dụng chung thửa đất và sở hữu chung tài sản gắn liền với đất hoặc sở hữu chung tài sản gắn liền với đất), theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký).

Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của chung vợ và chồng chuyển thành của vợ hoặc của chồng thì thể hiện: “Thửa đất (hoặc thửa đất và tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất) thuộc quyền sử dụng (hoặc quyền sở hữu) của “Bà” hoặc “Ông”, họ và tên, ngày tháng năm sinh, theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký).

Có thể thấy, trường hợp thông thường nhất, nếu đây là tài sản chung vợ, chồng thì Sổ đỏ thường sẽ ghi tên cả hai vợ, chồng mà không có nội dung thể hiện đây là tài sản chung hay tài sản riêng. Tuy nhiên, nếu Sổ đỏ chỉ ghi tên một người thì người còn lại cần phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh đây là tài sản riêng.

Bởi nếu không chứng minh được thì theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, không có căn cứ để chứng minh đây là tài sản riêng của mỗi bên thì nó sẽ được coi là tài sản chung.

Như vậy, trên Sổ đỏ không có mục nào ghi cụ thể đây là tài sản chung hay tài sản riêng vợ, chồng trừ trường hợp nếu vợ, chồng nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung thì sẽ được ghi chú điều này trong Sổ đỏ.