Từ trước đến nay, Việt Nam là quốc gia luôn đứng đầu về sản lượng xuất khẩu gạo trên thế giới. Trong đó có nhiều loại gạo nổi tiếng tại Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về các dòng gạo thơm ngon nổi tiếng này.

Gạo ST25 - Loại gạo nổi tiếng tại Việt Nam

Gạo ST25 là loại gạo thơm Sóc Trăng, được nghiên cứu bởi kỹ sư Hồ Quang Cua cùng tiến sĩ Trần Tấn Phương, và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương. Giống gạo ST25 được công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019. Năm 2020, gạo ST25 đạt giải nhì cuộc thi \\\"Gạo ngon nhất thế giới 2020\\\" tổ chức tại Mỹ.

Gạo ST25 chứa thành phần dinh dưỡng cao như hàm lượng protein cao gấp 10 lần so với gạo thông thường. Bên cạnh đó là hàm lượng chất xơ, magie tốt cho sức khỏe.

Hạt gạo ST25 có hình dáng thon dài, trắng trong, không bị bạc bụng và có mùi thơm như cốm. Gạo ST25 nấu cơm ngon, dẻo và có vị ngọt, phù hợp nhiều đối tượng người dùng khác nhau.

Gạo ST24 có hình dáng dài, thon nhỏ, màu trắng trong cùng mùi thơm lá dứa thoang thoảng. Gạo chứa hàm lượng dinh dưỡng cao phù hợp với người già và người tiểu đường. Đây chính là loại gạo được khá nhiều người Việt yêu thích chọn lựa sử dụng.

Đây là loại gạo nổi tiếng được trồng tại mảnh đất Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Gạo có đặc tính nấu cơm nhanh chín, mùi thơm ngào ngọt và màu trắng xanh. Ngoài ra, gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội hơn nhiều dòng gạo khác.

Hương Lài được trồng nhiều ở vùng Cần Đước, Long An. Hạt gạo Hương Lài có đặc điểm là màu trắng trong, hạt gạo dài, cơm dẻo, mềm, ngọt cơm. Hạt gạo nhỏ với mùi hương hoa lài và có mùi thơm ấn tượng. Đặc biệt sau khi nấu thì cơm vẫn thơm và dẻo khi nguội.

Gạo Jasmine 85 là giống gạo được trồng phổ biến tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Gạo thơm Jasmine 85 có hình dáng dài, màu trắng trong, mùi thơm đặc trưng và vị ngọt nhẹ.

Gạo Hàm Châu có hình dạng đặc biệt hơi tròn, bụng bạc. Chiều dài trung bình của hạt gạo khoảng 5.74mm, trọng lượng 1000 hạt khoảng 20g. Đây là loại gạo khi nấu cho cơm tơi xốp và nở nhiều.

Một trong các loại gạo nổi tiếng tại Việt Nam tiếp theo là gạo thơm Đài Loan. Gạo  được trồng chủ yếu ở vùng lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Hạt gạo có đặc điểm là kích thước khá nhỏ và ngắn. Tùy vào nhiệt độ sấy khi sản xuất gạo sẽ cho màu trắng trong hoặc màu trắng sữa. Cơm nấu từ gạo thơm Đài Loan rất thơm và mềm, vị ngọt dịu, mùi thơm đặc trưng.

Gạo lứt là sự lựa chọn tuyệt vời đối với người ăn kiêng. Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt khá cao, không gây béo phì hay tăng cân. Gạo lứt giữ lại được lớp cám gạo nên chứa nhiều dinh dưỡng và hương vị thì tuyệt hảo.

Đây là loại gạo nếp đặc sản của các tỉnh miền Bắc. Gạo có đặc điểm hạt to tròn, béo múp, màu trắng ngà ấn tượng này được sử dụng để làm các món bánh truyền thống như bánh chưng, nấu xôi,… Khi làm các món ăn bằng gạo nếp đều có độ dính cao, dẻo thơm và ngon miệng.

Gạo thơm Thái là loại gạo nổi tiếng được nhân giống từ Thái Lan và được trồng  ở các tỉnh miền Bắc, Tây Nam Bộ Việt Nam. Gạo thơm Thái sở hữu hình dáng nhỏ thon và màu trắng với mùi thơm nhẹ dịu.

Gạo Tài Nguyên thơm có đặc điểm là hình dáng dài, màu trắng đục bóng bẩy. Hơn nữa, khi nấu lên sẽ cho ra hạt cơm mềm, xốp, ngọt thơm vô cùng hấp dẫn.

Gạo nàng Xuân được lai tạo từ lúa Tám xoan Hải Hậu của Việt Nam và  lúa Khao Dawk Mali của Thái Lan. Gạo nàng Xuân có hình dáng thon dài, màu trắng trong, mang vị ngọt đậm của Tám xoan Hải Hậu và mềm, dẻo của gạo Khao Dawk Mali. Loại gạo nàng Xuân cũng có mùi hương cốm và lá dứa vô cùng tinh tế được người dùng chọn lựa.

Gạo thơm Lài Miên có nguồn gốc từ giống lúa Khaodakmali và RD15 Thái Lan. Gạo thơm Lài Miên với hình dáng thon đồng nhất, tròn dài bóng bẩy, không có bụng trắng, mùi thơm nhẹ, mềm dẻo.

Để nấu các loại gạo nổi tiếng thơm ngon nêu trên chúng ta cũng thực hiện theo các bước cơ bản:

Cho nước vào nồi cơm có gạo, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo nhằm loại bỏ vỏ trấu, sạn. Bạn nên vo gạo 2 lần nhẹ nhàng để gạo sạch và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài.

Gạo khi đã được làm sạch thì bạn chế nước vào và đo lượng nước phù hợp lượng gạo.

Tiếp đến bạn cho cơm vào nồi và bật chế độ nấu cơm.

Ngay lúc cơm vừa chín tới, bạn mở nắp nồi và dùng đũa xới cơm nhẹ nhàng, để khoảng 1 phút để hơi nước bay đi bớt và bạn đậy nắp thêm 10 phút là được.

Bài viết chia sẻ các loại gạo nổi tiếng tại Việt Nam được người tiêu dùng chọn lựa. Nếu bạn cần tư vấn về loại gạo chất lượng cao, hãy liên hệ với Tấn Vương ngay hôm nay.

Trong những chuyến du lịch Hàn Quốc với vé máy bay giá rẻ của Airbooking, bên cạnh việc tìm hiểu văn hoá lịch sử thì ẩm thực cũng là một điều thu hút khách du lịch. Cùng với món Kimchi, những loại rượu cực ngon là những đặc sản văn hoá quý giá của vùng đất này. Hãy cùng Airbooking thưởng thức 7 loại rượu cực ngon của xứ kim chi nhé.

Soju là tên một loại rượu truyền thống của Hàn Quốc. Thành phần chính của rượu Soju là gạo và kết hợp với những thành phần khác như là lúa mì, lúa mạch, khoai lang, hoặc bột sắn hột. Người Hàn thưởng thức loại rượu này trong các bữa tiệc, chiêu đãi, gặp mặt hay những dịp lễ tết.

Soju được chưng cất lần đầu tiên vào khoảng năm 1300 sau Công Nguyên, vào thời kỳ Mông Cổ chiếm đóng Hàn Quốc. Người Mông Cổ đã chiếm được kỹ thuật chưng cất loại rượu arak của người Ba Tư trong quá trình xâm lược Trung Á và Trung Đông vào khoảng năm 1256 sau Công Nguyên. Sau đó nó được đưa vào Hàn Quốc và những xưởng chưng cất rượu được xây dựng quanh thành phố Kaesong. Hiện nay, quanh vùng Kaesong, Soju được gọi là Ajak-ju.

Rượu Soju bao gồm nhiều thành phần khoáng chất và mang mùi vị vô cùng tinh khiết, rất thanh và dịu. Vị ngọt nhẹ của Soju được làm từ chất làm ngọt tự nhiên của Phần Lan, mang lại vị ngọt thanh và tươi mát. Thêm vào đó, kỹ thuật chế biến Soju tiên tiến làm tăng thêm hiệu quả quá trình lọc qua than tre tự nhiên, mang lại vị tươi mới rất tuyệt cho thứ đồ uống hấp dẫn này.

Những chai rượu Soju có màu xanh lá nổi bật và có vị giống như Vodka nhưng nhẹ hơn. Độ cồn phổ biến của loại rượu này là 19%, nhưng cũng có một vài loại Soju truyền thống với độ cồn 25%. Trong văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc, uống rượu Soju là một nét văn hóa đặc sắc. Nó gắn liền với “văn hóa ăn đồ nướng”, trong đó đặc biệt là món Sườn bò nướng.

Rượu gạo Makgeolli được cho là loại rượu lâu đời nhất của Hàn Quốc. Nó có màu trắng đục giống nước vo gạo và nồng độ khá thấp, chỉ từ 6 đến 7 độ. Để làm rượu, người Hàn hấp chín gạo hoặc lúa mì rồi để cho ráo nước, sau đó trộn cùng với men và nước rồi ủ cho lên men. Đặc trưng của loại rượu này là có sự cân bằng giữa vị ngọt, vị chua và vị đắng.

Không chỉ người Hàn Quốc mà số người nước ngoài yêu thích rượu gạo Makgeolli cũng đang ngày một tăng. Mặc dù mùi gạo tỏa ra khá khó chịu, nhưng chỉ cần nếm thử một lần là thực khách sẽ bị mê hoặc ngay lập tức. Với hương vị dịu nhẹ như sữa, uống vào lâu say và có thể khiến cho tâm trạng trở nên hưng phấn, rượu gạo Makgeolli đang từng bước chinh phục nhiều người nước ngoài đến mức đã xuất hiện cả các quán bán loại rượu này do người nước ngoài làm chủ.

Danh tiếng của rượu gạo Makgeolli đang vượt ra ngoài phạm vi Hàn Quốc để tiến ra thế giới. Cho đến nay, chưa ai có thể trả lời chính xác được câu hỏi: rượu gạo Makgeolli đã ra đời từ khi nào. Nhưng thông qua bài thơ của học giả Lee Dal-chung vào cuối thế kỉ 14, trong đó có câu “Rượu gạo Makgeolli trắng trong bát đất”, người ta có thể nhận ra rằng loại rượu này đã xuất hiện từ triều đại Goryeo. Cho đến trước khi bia và rượu Tây xuất hiện, rượu gạo Makgeolli vẫn luôn là sự lựa chọn số một của người bình dân.

Dongdongju cũng là một loại rượu gạo nhưng ít phổ biến hơn rượu Makgeolli. Sự khác biệt rõ nhất giữa 2 loại rượu này là rượu Makgeo thì được lọc sạch cặn sau quá trình lên men. Còn rượu Dongdongju thì vẫn còn một vài hạt gạo lẫn trong đó. Giá trung bình của một chai Dongdongju khoảng 4,000 Won. Và món ăn thường dùng chung với rượu Dongdongju là bánh xèo Hàn Quốc (Pajeon) hay rau cải xào với hải sản (Twigim).

Nếu du khách đang tìm kiếm một loại thức uống làm dịu sự mệt mỏi trong khi đi du lịch Hàn Quốc thì hãy thử loại rượu Sansachun. Đây là loại rượu được ủ từ trái thù du kết hợp với trái táo gai. Trong nhiều tài liệu lịch sử, đây là 1 loại rượu có từ cuối Triều đại Chosun với hơn 400 năm lịch sử.

Vị thơm của trái cây được hòa trộn với những hương vị đặc biệt. Sansachun có thể được thưởng thức với những món ăn chín hay các loại thịt. Hương vị thơm, đặc biệt nhưng không gây ra cảm giác khó chịu khi uống được tạo ra nhờ phương pháp lên men gạo thô với quá trình lên men ở nhiệt độ thấp.

Với phương pháp khác biệt của Baesungmyun, rượu Sansachun trở thành loại rượu tốt nhất tại Hàn Quốc. Các chai rượu sẽ có giá trung bình khoảng 4,000 Won và nồng độ cồn là 14%.

Bokbunja ju là một loại rượu trái cây Hàn Quốc làm từ tự nhiên và Rượu có màu đỏ đậm màu sắc và ngọt vừa phải. Đây là một loại rượu quả mâm xôi được làm từ 100% quả mâm xôi và thảo dược. Cùng với công nghệ lên men được cấp bằng sáng chế và hệ thống lọc Jinro, thành phần tốt nhất của Jirno Bok Bun Ja chín thông qua xác thực phương pháp sản xuất rượu vang đỏ để mang lại những bó hoa phong phú và hương vị tự nhiên của các thành phần.

Một chai rượu Bokbunja có độ cồn từ 15-19% và giá khoảng 6,000 Won. Du khách có thể thử uống rượu này khi ăn cá hoặc bạch tuộc luộc (jjukumi). Và một điều thú vị là khoa học đã chứng minh rượu Bokbunja có thể làm tăng nồng độ Testosterone ở nam giới.

Rượu Baeseju đã được sản xuất ở Hàn Quốc từ thế kỷ 17. Cũng là loại rượu thuốc giống Sansachung nhưng vị của nó mạnh và hấp dẫn hơn. Người dân Hàn thường trộn rượu Baeseju với Soju theo tỷ lệ 50/50 để uống. Đây cũng là loại rượu Hàn Quốc mắc nhất mà du khách mua ở cửa hàng tiện lợi với giá 8,000 Won.

Maeshilju là rượu có vị ngọt nhất trong số những loại rượu nổi tiếng ở Hàn Quốc. Rượu làm từ quả mận xanh lên men và du khách có thể thấy những chai rượu được bày bán sẽ có một vài quả mận bên trong. Ngoài mận thì rượu Maeshilju còn có cả đường nâu, mật ong nên rượu rất ngọt và du khách nữ cũng có thể uống thử. Khách du lịch có thể thử uống nó khi ăn kimbap hay mì lạnh. Giá một chai rượu là 5,000 Won và có độ cồn 14%.

Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người Hàn cũng có những nghi thức và quy định riêng về việc uống rượu, đặc biệt quan hệ thứ bậc trên bàn rượu luôn được coi trọng. Là một người nước ngoài, trước khi đến thăm Hàn Quốc, du khách nên chuẩn bị sẵn những kiến thức cơ bản để tránh rơi vào tình trạng khó xử. Một điều cần lưu ý là người Hàn hiếm khi tự rót rượu cho mình bởi vì đây được xem là hành động thiếu lịch sự. Thông thường, người rót rượu là người trẻ tuổi nhất hoặc có thứ bậc thấp nhất. Họ sẽ rót với tư thế thẳng lưng, một tay đặt lên ngực hoặc đỡ khuỷu tay kia để tỏ lòng kính trọng. Về phía người nhận rượu, nên uống cạn phần rượu trong ly trước khi nhận rượu mới.

Du khách là người tinh tế và muốn thưởng thức rượu theo phong cách Hàn Quốc, vậy thì hãy nhanh tay đặt mua ngay vé máy bay giá rẻ đi Hàn Quốc của Airbooking để có thể thưởng thức những loại rượu dịu ngọt hay cay nồng bên cạnh thế giới đồ nướng thơm lừng, những nồi lẩu ấm cúng. Nhấp môi chút, du khách sẽ thấy cuộc sống luôn thăng hoa.

Soju là loại rượu nổi tiếng ở Hàn Quốc và được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Trong chuyến du lịch Hàn Quốc, thật là một điều thiếu sót nếu như du khách thưởng thức một bữa ăn mà không có rượu Soju kèm theo. Những chai rượu Soju có màu xanh lá nổi bật và có vị giống như Vodka nhưng nhẹ hơn. Độ cồn phổ biến của loại rượu này là 19%, nhưng cũng có một vài loại Soju truyền thống với độ cồn 25%.

Đây cũng là một trong những loại rượu nổi tiếng ở Hàn Quốc. Rượu gạo Makgeolli ngọt và ít cồn hơn Soju. Độ cồn của nó chỉ từ 6-7%. Vì thế rượu Makgeolli là một thức uống phù hợp khi du khách ăn những món cay. Một chuyến đi bộ đường dài ở Hàn Quốc sẽ hoàn hảo nếu kết thúc bằng một chén rượu gạo Makgeolli.

Dongdongju cũng là một loại rượu gạo nhưng ít phổ biến hơn rượu Makgeolli. Sự khác biệt rõ nhất giữa 2 loại rượu này là rượu Makgeo thì được lọc sạch cặn sau quá trình lên men. Còn rượu Dongdongju thì vẫn còn một vài hạt gạo lẫn trong đó. Giá trung bình của một chai Dongdongju khoảng 4,000 Won. Và món ăn thường dùng chung với rượu Dongdongju là bánh xèo Hàn Quốc (Pajeon) hay rau cải xào với hải sản (Twigim).

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thức uống làm dịu sự mệt mỏi trong khi đi du lịch Hàn Quốc thì hãy thử loại rượu Sansachun. Người dân Hàn Quốc thường sử dụng nó như một loại rượu thuốc (Yakju). Sansachun được lên men từ những trái táo gai đỏ tươi và kết hợp với hoa hồng nên có hương vị rất tinh tế, thơm ngon. Dư vị sau khi uống loại rượu này cũng rất dễ chịu. Các chai rượu sẽ có giá trung bình khoảng 4,000 Won và nồng độ cồn là 14%.

Rượu Bokbunja truyền thống của Hàn Quốc

Đây là một loại rượu truyền thống nổi tiếng ở Hàn Quốc. Nó được làm từ quả mâm xôi và quả mọng nên hương vị rất ngọt ngào. Một chai rượu Bokbunja có độ cồn từ 15-19% và giá khoảng 6,000 Won. Du khách có thể thử uống rượu này khi ăn cá hoặc bạch tuộc luộc (jjukumi). Và một điều thú vị là khoa học đã chứng minh rượu Bokbunja có thể làm tăng nồng độ Testosterone ở nam giới.

Rượu Baeseju đã được sản xuất ở Hàn Quốc từ thế kỷ 17. Cũng là loại rượu thuốc giống Sansachung nhưng vị của nó mạnh và hấp dẫn hơn. Người dân Hàn thường trộn rượu Baeseju với Soju theo tỷ lệ 50/50 để uống. Đây cũng là loại rượu Hàn Quốc mắc nhất mà du khách mua ở cửa hàng tiện lợi với giá 8,000 Won.

Maeshilju là rượu có vị ngọt nhất trong số những loại rượu nổi tiếng ở Hàn Quốc. Rượu làm từ quả mận xanh lên men và du khách có thể thấy những chai rượu được bày bán sẽ có một vài quả mận bên trong. Vì có cả đường nâu và mật ong nên rượu Maeshilju rất ngọt, không thích hợp khi ăn các món Hàn Quốc. Tuy nhiên, khách du lịch có thể thử uống nó khi ăn kimbap hay mì lạnh. Giá một chai rượu là 5,000 Won và có độ cồn 14%.

Hy vọng sau khi tham khảo qua những loại rượu nổi tiếng ở Hàn Quốc, du khách đã có thêm kinh nghiệm về các thức uống hấp dẫn ở xứ sở Kimchi. Nếu có dịp đếnHàn Quốc, bạn hãy thưởng thức ít nhất 1 trong số các loại rượu nói trên.