"Hồ Sơ Tâm Lí Tội Phạm" của Cương Tuyết Ấn là một tiểu thuyết hình sự hấp dẫn, kết hợp giữa yếu tố tâm lý và điều tra tội phạm. Sách nói đưa người đọc vào một hành trình khám phá tâm lý phức tạp của các nhân vật, từ những kẻ phạm tội đến những người thực thi công lý.

Đất nước Hàn Quốc phản ứng như thế nào?

Các cựu binh Hàn Quốc tại Việt Nam là những người đầu tiên lên tiếng phản đối phiên tòa và phủ nhận tội ác chiến tranh.

Họ cho rằng những điều họ làm không phải là thảm sát mà chỉ là một phần của chiến tranh. Những cựu binh này không những phủ nhận sự thật lịch sử, mà còn cố bảo vệ bản thân bằng cách phủ nhận cả những nhân chứng sống như bà Thanh.

Sự phủ nhận của cựu binh Hàn và sự lãnh đạm của chính phủ nước này dường như trái ngược với làn sóng thấu cảm đang dấy lên trong xã hội Hàn Quốc đối với các nạn nhân chiến tranh người Việt. Điều này là bởi nhiều người Hàn Quốc, đặc biệt là phụ nữ, cũng đã bị giết hại và hãm hiếp bởi Đế quốc Nhật trong khoảng 30 năm nước này đô hộ bán đảo Triều Tiên.

Bà Thanh và những nạn nhân khác cũng nhận được sự ủng hộ từ truyền thông Hàn Quốc. Một tờ báo của Hàn mang tên The Hankyoreh đã sớm thực hiện các loạt phóng sự điều tra và phim tài liệu về tội ác của binh lính Hàn tại Việt Nam.

Chính đội ngũ của tờ này đã tạo điều kiện cho bà Thanh, ông Chơi, và nhiều nhân chứng khác tới Hàn Quốc để kể câu chuyện của mình. Họ cũng tổ chức nhiều hoạt động giao lưu giữa người Hàn Quốc và người dân tại các khu vực bị tàn phá nặng bởi chiến tranh nhằm thay đổi góc nhìn của chính người Hàn về quốc gia của mình.

Bước ra từ bom đạn, con người chịu những tổn thương tâm lý gì?

Hai nhân chứng người Việt có nói rằng, nỗi đau bắt đầu sau khi vụ thảm sát kết thúc. Những thương tổn thể xác không còn nghĩa lý gì với họ khi phải chứng kiến những người thân trong gia đình bị sát hại. Với bà Thanh và các nạn nhân, những ký ức ấy vẫn khiến họ đau đớn ngay cả khi hàng chục năm đã trôi qua.

Những cựu binh từng tham chiến, dù là người Việt, người Mỹ, hay người Hàn, đều mang trong mình những ám ảnh. Nhiều người lính Việt sau khi trở về đã phải dành phần còn lại của cuộc đời trong nhà thương điên vì ám ảnh về bom đạn và cái chết của đồng đội.

Ở Mỹ, người ta đã phải xây dựng vô số trung tâm, chương trình trị liệu, và các dự án nghiên cứu để giúp các cựu binh tại Việt Nam khắc phục tổn thương tâm lý hậu chiến tranh. Bên cạnh đó, việc một cựu binh Hàn Quốc đứng ra làm chứng cũng cho thấy rằng tòa án lương tâm không buông tha cả nạn nhân lẫn thủ phạm.

Lập hồ sơ tội phạm (profiling) được gọi là "hóa thân thành kẻ phạm tội". Đây là tập hợp các phương pháp giúp xác định nhiều dữ kiện khác nhau liên quan đến nhân thân của kẻ tội phạm, dựa trên các chứng cứ và chi tiết thoạt nhìn có vẻ không quan trọng, chẳng hạn như độ tuổi, ngoại hình, nghề nghiệp, thói quen, nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, đặc điểm tính cách, các rối loạn tâm lý và nhiều yếu tố khác. Càng xác định được nhiều dữ kiện như vậy, hình ảnh kẻ tội phạm do nhà tội phạm học tạo ra càng chính xác, từ đó có thể so sánh với danh tính của các nghi phạm để xác định ai thực sự là kẻ phạm tội.

Lập hồ sơ tội phạm cũng có thể áp dụng đối với nạn nhân của tội ác. Ví dụ, khi tìm thấy thi thể không xác định, không có giấy tờ tùy thân, đầu tiên cảnh sát cần biết nạn nhân là ai để sau đó tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với người này, và nếu đó là một vụ giết người, thì tìm kẻ phạm tội. Nhưng làm sao để xác định danh tính của người chết, nếu không biết gì về người đó? Trong trường hợp này, những chi tiết nhỏ nhất cũng có thể có tác dụng: đối chiếu chúng với nhau, chuyên gia phân tích hồ sơ tội phạm có thể nói nhiều điều về người này. Càng có nhiều chi tiết, chân dung của nạn nhân càng chính xác. Người ta có thể biết người đó  làm gì lúc sinh thời, sống ở đâu, có người thân và bạn bè hay không… Khi xác định được tất cả những yếu tố đó - dù chỉ là sơ bộ - sẽ dễ dàng tìm được người nào đó quen biết nạn nhân và xác định danh tính của nạn nhân.

Ngoài ra, các chuyên gia lập hồ sơ tội phạm còn có thể áp dụng kiến thức của mình khi giao tiếp với những người còn sống nhưng không quen. Trong những trường hợp này, họ có thêm nhiều yếu tố để phân tích: phong cách nói chuyện của người đó, từ ngữ sử dụng, cử chỉ, nét mặt và nhiều thứ khác. Tất cả những yếu tố này có thể hỗ trợ việc điều tra tội phạm, cũng như ngăn ngừa tội phạm: phương pháp này được các cơ quan an ninh tại sân bay, ga tàu, vệ sĩ của các nhân vật quan trọng sử dụng để phát hiện những kẻ khủng bố trong đám đông. Ngoài ra, phân tích hồ sơ tội phạm cũng mang lại lợi ích trong các cuộc phỏng vấn xin việc hoặc trong việc giải quyết xung đột ở một tập thể lao động.

Nỗ lực đầu tiên để lập hồ sơ kẻ phạm tội nhằm xác định danh tính của y được thực hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thuật ngữ "profiling"  còn chưa xuất hiện. Điều này diễn ra trong quá trình điều tra các tội ác của Jack Đồ tể - tên sát nhân chuyên săn lùng những phụ nữ sống trong các khu phố nghèo, và danh tính thật sự của y cho đến nay vẫn là một ẩn số. Y đã sát hại ít nhất 5 phụ nữ sống trong khu ổ chuột, và tất cả họ đều bị giết một cách tàn bạo, khiến cả thành phố rơi vào  hoảng loạn. Tham gia điều tra các vụ án giết người này, Cảnh sát London nhận được sự trợ giúp của một số bác sĩ, kể cả những bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm, họ cố gắng tìm hiểu xem Jack Đồ tể đã giết hại các nạn nhân và cắt bỏ nội tạng của họ như thế nào.

Ngay lập tức các bác sĩ nhận ra rằng kẻ sát nhân là một người rất thông thạo về giải phẫu học, và không chỉ trên lý thuyết. Một trong số họ, bác sĩ phẫu thuật Thomas Bond, đã cố gắng hình dung xem tên cuồng sát này nghĩ gì trong đầu. Ông đã chia sẻ ý kiến của mình với cảnh sát, nhưng cuối cùng vẫn không bắt được kẻ phạm tội, vì vậy không thể đánh giá những kết luận của Bond có chính xác hay không. Tuy nhiên, nhờ ông, trên thế giới xuất hiện ý tưởng về việc có thể "đặt mình vào vị trí kẻ phạm tội". Và muộn hơn, vào thế kỷ XX, ý tưởng này đã được thử nghiệm một lần nữa bằng việc áp dụng tất cả những kiến thức về tâm lý học tích lũy được cho đến thời điểm đó.

John Douglas - người kế tục của Thomas Bond

Sau Thomas Bond gần một thế kỷ, việc lập hồ sơ tâm lý tội phạm được điệp viên FBI John Douglas thực hiện. Xuất thân là chuyên gia đàm phán giải cứu con tin, có lẽ, nhờ vậy ông học được cách phân tích tâm lý tội phạm, biết dùng những từ ngữ nào để thuyết phục một kẻ giết người thả nạn nhân ra và đầu hàng. Sau đó, Douglas tham gia điều tra các vụ án nghiêm trọng và ngày càng đào sâu vào tâm lý học tội phạm. Ông nghiên cứu hiện trường tội phạm, các bằng chứng khác nhau và đưa ra các giả thuyết về những đặc điểm tính cách của kẻ phạm tội. Trong tất cả các trường hợp bắt giữ tội phạm, hầu hết những suy luận của John Edward đều đúng.

Nhận thấy điều đó, John Douglas quyết định khái quát các kết luận của mình về một số kẻ phạm tội và từ đó phát triển lý thuyết về phương pháp lập hồ sơ tội phạm. Douglas bắt đầu giảng dạy tâm lý học tội phạm, đưa lý thuyết của ông vào các bài giảng, đồng thời tiếp tục phát triển nó qua các cuộc điều tra và phỏng vấn những tên giết người hàng loạt đang thụ án trong tù.

Chính trong những năm này, ông  tiếp tục áp dụng các nghiên cứu của mình vào thực tiễn. Năm 1981, tại thành phố Atlanta, Mỹ, cảnh sát truy tìm kẻ giết 2 người đàn ông. Sau khi nghiên cứu những bằng chứng ít ỏi có được lúc bấy giờ, Douglas tự tin tuyên bố rằng kẻ phạm tội là một thanh niên da đen. Sau đó, ông mô tả chi tiết  người này, và nhờ những gợi ý của ông, cảnh sát đã bắt giữ một thanh niên tên là Wayne Williams. Mặc dù y phủ nhận tội ác, nhưng tại phiên tòa, John Douglas đã đặt những câu hỏi khiến y mất bình tĩnh và cuối cùng thừa nhận đã gây ra không chỉ 2 mà còn một số vụ giết người khác.

Ban đầu, nhiều nhà tội phạm học phê phán phương pháp của Douglas và gọi nó là “profiling”. Những kết luận của ông bị coi là hoang tưởng và vô căn cứ. Tình hình đó kéo dài cho đến khi ông giải quyết đủ số lượng vụ án và phát hiện ra rằng các cuộc điều tra sử dụng phương pháp profiling thường mang lại kết quả tốt.

Các phương pháp của John Douglas không chỉ giúp bắt giữ những kẻ sát nhân mà còn biện hộ cho những người vô tội bị buộc tội dựa trên các chứng cứ gián tiếp. Đôi khi, công lý được phục hồi sau nhiều năm, ví dụ như vụ án 3 người bạn bị buộc tội giết 3 cậu bé  năm 1993. Các bị cáo khi đó còn là thiếu niên đã phủ nhận tội danh của mình, nhưng tòa vẫn kết luận họ giết  trẻ em theo nghi lễ Satan giáo.

Tuy nhiên, năm 2006, Douglas đã xem xét lại vụ án này, ông nghiên cứu tất cả tài liệu liên quan và nhận ra rằng kẻ giết 3 trẻ em có thể là một người đàn ông đã trưởng thành mà các em quen biết. Một cuộc điều tra mới được bắt đầu, và  năm 2011, kẻ giết người thực sự đã bị bắt, còn 3 thiếu niên vô tội được trả tự do.

Sau khi nghỉ hưu, John Douglas viết một số cuốn sách về profiling, trong đó có các cuốn sách giáo khoa mà hiện nay được sử dụng để giảng dạy bộ môn này cho các nhà tội phạm học  tương lai.

Ở Nga, chuyên gia đầu tiên về lập hồ sơ tội phạm được coi là Tiến sĩ khoa học y học Aleksandr Bukhanovsky. Sau khi tốt nghiệp Học viện Y khoa Rostov, ông bảo vệ luận án  tiến sĩ tâm thần học và nhiều năm liền làm việc trong cả lĩnh vực thực hành lẫn nghiên cứu hành vi của những người mắc rối loạn tâm thần. Ông đã làm việc với cả những người điên “hiền lành” không gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng ông được biết đến trong lịch sử chủ yếu như là  chuyên gia về những kẻ giết người hàng loạt. Ông cũng phát triển phương pháp giúp hiểu được logic của những kẻ điên và dự đoán hành động tiếp theo của họ, những phương pháp này đã được sử dụng trong việc điều tra tội phạm.

Giống như đồng nghiệp người Mỹ, Aleksandr Bukhanovsky lúc đầu cũng bị phê phán: một số bác sĩ tâm thần ở Nga cho rằng ông đã điều chỉnh các dữ liệu cho phù hợp với lý thuyết của mình, rằng hành vi của những người bệnh tâm thần phức tạp hơn nhiều, không thể dự đoán được. Tuy nhiên, Aleksandr Bukhanovsky chỉ cần giúp cảnh sát điều tra một vụ án nổi tiếng là những người phản đối đã phải công nhận sự đúng đắn của ông. Chính nhờ ông, tên sát nhân Andrey Chikatilo đã bị bắt, và chính Bukhanovsky là người đã khiến hắn phải thú nhận tội lỗi của mình.

Khi Andrey Chikatilo đang bị truy lùng và cảnh sát chưa biết tất cả các nạn nhân của y, Aleksandr Bukhanovsky đã có thể phác thảo được chân dung tâm lý của y, nhờ đó các cán bộ điều tra đã tìm ra manh mối. Sau này, khi tên sát nhân bị bắt, người ta lại đề nghị Bukhanovsky làm tư vấn. Các điều tra viên hỏi bác sĩ tâm thần làm thế nào để thuyết phục y khai báo, nhưng thay vì đưa ra lời khuyên cho họ, ông quyết định tự mình trò chuyện với kẻ bị bắt.

Trước khi Bukhanovsky đến, Chikatilo đã bị thẩm vấn suốt 10 ngày, nhưng không khai báo gì, vì vậy các điều tra viên nghi ngờ rằng cuộc trò chuyện với bác sĩ tâm thần sẽ có kết quả. Tuy nhiên, Aleksandr Bukhanovsky tự tin vào khả năng của mình, ông không cần phải nỗ lực nhiều để lấy được lòng tin của tên giết người, khiến hắn tự nguyện kể ra những tội ác của mình.

Cuối cùng, sau cuộc "trò chuyện tin cậy" với Bukhanovsky, Chikatilo đã đồng ý cung cấp lời khai và thú nhận đã giết 56 người.

Ngày nay, phương pháp lập hồ sơ tội phạm được ứng dụng rộng rãi trong việc điều tra các vụ án khác nhau. Các chuyên gia làm việc theo phương pháp này thường được mời tham gia các cuộc điều tra nội bộ trong các công ty lớn, nơi ban lãnh đạo không muốn báo cảnh sát và "vạch áo cho người xem lưng". Ngoài ra, các chuyên gia lập hồ sơ tội phạm cũng có thể giúp xác định một người có nói thật hay không chính xác hơn cả máy phát hiện nói dối.

Tuy nhiên, không nên phóng đại năng lực “siêu phàm” của các chuyên gia lập hồ sơ tội phạm Họ không thể đọc được suy nghĩ hay nhìn thấu con người - họ chỉ đơn giản là nắm vững tâm lý con người và biết cách tiếp cận từng cá nhân một cách phù hợp.