Tại Dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học tải về có đề xuất tuyển sinh Đại học năm 2025 sẽ không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành như sau:

Lịch thi đánh giá năng lực 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội?

Căn cứ theo Thông báo 1899/TB-ĐHSPHN năm 2024 về Kỳ thi SPT - Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2025

Thông báo 1899/TB-ĐHSPHN năm 2024 tải về

Thông tin về thời gian thi và địa điểm thi cho cuộc thi đánh giá năng lực 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như sau:

+ Sáng: Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi và đính chính sai sót (nếu có) tại phòng thi - 60 phút (10h30 – 11h30).

Ngữ văn - 90 phút, Ca 1 (13h30 – 15h00).

Tiếng Anh - 60 phút, Ca 2 (16h00 – 17h00).

- Ngày 2, 18/5/2025 (Chủ nhật):

Lịch sử - Sinh học - 60 phút, Ca 1 (08h00 – 09h00).

Địa lý - Hóa học - 60 phút, Ca 2 (10h00 – 11h00).

Toán - 90 phút, Ca 1 (13h30 – 15h00).

Vật lý - 60 phút, Ca 2 (16h00 – 17h00).

Thí sinh có thể đăng ký dự thi tại một trong bốn điểm thi sau:

- Điểm thi Trường ĐHSP Hà Nội - 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Điểm thi Trường ĐH Vinh - 182 Lê Duẩn, Vinh, Nghệ An.

- Điểm thi Trường ĐH Quy Nhơn - 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định.

- Điểm thi Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng - 459 Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Lịch thi đánh giá năng lực 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội? (Hình từ Internet)

Đề thi THPTQG năm 2025 phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Theo quy định tại Điều 5 Dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông tải về cho mỗi bài thi/môn thi của kỳ thi THPTQG 2025 phải đạt các yêu cầu về đề thi THPTQG năm 2025 dưới đây:

- Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị.

- Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây:

+ Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;

+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;

+ Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi của các bài thi tự chọn;

+ Mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi;

+ Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.

- Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” của đề thi:

+ Đối với đề thi tự luận chỉ kết thúc khi hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài; đối với đề thi trắc nghiệm chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của buổi thi;

+ Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết thời gian làm bài của môn thi cuối cùng của Kỳ thi.

Tại kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2023, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Sư phạm Toán – Tiếng Anh (Sư phạm Toán dạy bằng Tiếng Anh) với 26,65 điểm.

Điểm chuẩn cao tiếp theo là ngành Sư phạm Toán (tổ hợp xét tuyển gồm Toán và Hóa lấy 25 điểm và tổ hợp xét tuyển Toán và Lý  lấy 25,28). Ngành Giáo dục tiểu học - Sư phạm Tiếng Anh có điểm chuẩn là 25,1 điểm.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển theo Đề án tuyển sinh đại học của trường năm 2023 và đạt điểm đủ điều kiện trúng tuyển theo quy định của từng ngành đào tạo kể trên được công nhận là: Đủ điều kiện trúng tuyển.

Thí sinh thuộc diện đủ điều kiện trúng tuyển nếu có kết quả tra cứu là: "Đủ điều kiện trúng tuyển nguyện vọng..." (nguyện vọng 1 hoặc 2) và thỏa mãn các điều kiện về học lực và hạnh kiểm theo Quy định của phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực (Phương thức 5). Cụ thể, thí sinh phải có hạnh kiểm tất cả học kỳ từ loại khá và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12) từ 6,5 trở lên.

Các thí sinh thuộc diện đủ điều kiện trúng tuyển sẽ chắc chắn trở thành tân sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nếu đăng ký nguyện vọng 1 trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT theo đúng “Mã ngành trúng tuyển” mà trường đã thông báo cho thí sinh khi tra cứu kết quả.

Năm 2023, kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thu hút số lượng thí sinh tham gia dự thi tăng gấp đôi năm trước với hơn 4.600 em và được tổ chức thi ở 2 địa điểm là ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Quy Nhơn. Chứng nhận kết quả thi do trường cấp chỉ có giá trị xét tuyển đại học trong cùng năm tuyển sinh.

Kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 được 8 trường ĐH công nhận bao gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 và Trường ĐH Quy Nhơn.

Bên cạnh phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá năng lực, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sử dụng 4 phương thức khác, gồm: Dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023; Xét tuyển thẳng; Xét học bạ THPT; Phương thức kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Quy định đối với đăng ký dự thi THPTQG 2025?

Theo quy định tại Điều 20 Dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông tải về về điều kiện dự thi như sau:

+ Thí sinh ĐKDT theo các quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT;

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT cùng với hồ sơ ĐKDT;

+ Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT chịu trách nhiệm:

++Cấp tài khoản và mật khẩu cho thí sinh thuộc điểm a, khoản 1 Điều 19 của Quy chế này; hướng dẫn thí sinh chuẩn bị hồ sơ để đăng ký dự thi trực tuyến; hướng dẫn thí sinh ĐKDT; thu Phiếu ĐKDT, nhập thông tin thí sinh ĐKDT (đối với thí sinh đăng ký trực tiếp);

++Thu hồ sơ ĐKDT của thí sinh thuộc điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 của Quy chế này; cấp tài khoản cho thí sinh ngay khi thu hồ sơ (đối với trường hợp thí sinh đăng ký trực tiếp);

- Rà soát, cập nhật thông tin về kết quả học tập của thí sinh ở trường phổ thông; tra cứu thông tin từ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận diện ưu tiên theo nơi thường trú, đối tượng người dân tộc cho thí sinh (thực hiện trên Hệ thống Quản lý thi);

++ Tổ chức xét duyệt hồ sơ ĐKDT và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế này chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ ĐKDT và chuyển hồ sơ, dữ liệu ĐKDT cho sở GDĐT;

+ Tài khoản của thí sinh là số Căn cước công dân (viết tắt là CCCD) hoặc Chứng minh nhân dân (viết tắt là CMND) hoặc mã số định danh cá nhân (viết tắt là ĐDCN) do cơ quan Công an cấp. Đối với thí sinh không có CCCD/CMND/ĐDCN hoặc không có quốc tịch Việt Nam thì sử dụng số Hộ chiếu của thí sinh để thay thế. Trường hợp thí sinh không có CCCD/CMND/ĐDCN/số Hộ chiếu thì Hệ thống QLT sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý;

+ Sở GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;

+ Bộ GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT toàn quốc.