Du Lịch Miền Tây Thông Tin Du Lịch Miền Tây Thăm Nhà cổ Trần Bá Thế ở Cù Lao Tân Lộc – Cần Thơ

Thăm Nhà cổ Trần Bá Thế ở Cù Lao Tân Lộc – Cần Thơ

Cách trung tâm TP Cần Thơ hơn 40km với khoảng 15 phút qua phà, cù lao Tân Lộc (phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt) không chỉ hấp dẫn du khách bởi những vườn cây ăn trái trĩu quả, xanh mát, mà còn ấn tượng với những ngôi nhà cổ kính, mang đậm nét văn hóa của vùng đất Tây Nam Bộ. Tân Lộc hiện còn lưu giữ khoảng 10 căn nhà cổ lớn mang nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến Nhà Cổ Trần Bá Thế là một trong những ngôi nhà cổ nhiều tuổi đã hàng trăm năm tuổi, mang đậm kiến trúc xưa nơi miền sông nước Cửu Long, nhưng đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn, từ kiến trúc lai Pháp đến những vật dụng nội thất trong nhà và nhiều loài cây cổ thụ.

Ngôi nhà do Hội đồng Trần Thiên Thoại (Long Xuyên) – thân phụ ông Trần Bá Thế xây dựng và hoàn thành năm 1935. Vừa đặt chân đến thăm, du khách sẽ thấy ngay từ vẻ ngoài của ngôi nhà, đã toát lên vẻ giàu có một thời của chủ nhân. Hay nói cách khác, sự bề thế chuẩn mực của một ngôi nhà Nam Bộ thời hoàng kim được thể hiện khá rõ.

Phảng phất kiến trúc phương Tây, thường thấy ở các ngôi nhà thế phiệt của những người Nam Bộ giàu có thời xưa, song ngôi nhà vẫn đậm hồn Nam Bộ bởi mái lợp, vòm cửa trạm trổ phù điêu với hoa văn sắc nét và tinh tế.

Nhà có 3 căn bố cục liên hoàn trong khuôn viên rộng, gồm: nhà trước, nhà sau và nhà bếp. Điểm khác biệt của nhà này so với các nhà cổ khác ở Tân Lộc là hai đầu hàng hiên thuộc hai chái 2 bên nhà có 2 phòng nhỏ, diện tích 10m2, dùng làm phòng đọc sách cho gia đình.

Cấu trúc kiến trúc của ngôi nhà với ô cửa cao, trần cao với những chiếc đèn lồng bằng gỗ tinh xảo, khiến cho không gian vừa thoáng mát, vừa rất nghệ thuật theo một cách riêng đúng kiểu cách của người Nam Bộ xưa.

Bên trong, nội thất được bày trí khéo léo, với nhiều cổ vật còn nguyên tựa như “bảo tàng cổ vật” thu nhỏ: trần có treo những chiếc đèn lồng bằng gỗ theo phong cách Trung Hoa vào khoảng cuối thế kỷ 19, đèn măng-sông, đèn dầu lửa Hoa Kỳ ở những năm đầu thế kỷ 20, những bàn ghế, chén dĩa, bình hoa được chạm khắc tinh xảo.

Đặc biệt, gian thờ gia tiên, phụ mẫu, người thân với 5 tủ thờ gỗ chạm được cẩn ốc xà cừ khá công phu cùng những liễn đối, tranh thờ, khánh thờ… toát lên hồn dân tộc với vẻ cổ kính, uy nghiêm. Đối diện với gian thờ, trên bức tường phòng khách treo bảng “tông chi” 10 đời của họ tộc bên nội và bên ngoại như lời nhắc nhở con cháu nhớ đến cội nguồn, tiên tổ.

Bên cạnh đó là bức ảnh đen trắng phóng to chụp gia đình Hội đồng Thoại trước cửa căn nhà cách đây gần 80 năm- lúc ông Sáu khoảng mười ba, mười bốn tuổi- như một minh chứng sống động về sự tồn tại của căn nhà với thời gian.

Trước hiên nhà là khoảng sân vừa rộng với những cây cảnh vẻ cũng nhiều tuổi, tạo dáng mềm mại. Đi du lịch Cần Thơ về thăm miền đất Nam Bộ, những căn nhà cổ luôn dễ làm du khách mang cảm giác bâng khuâng về một thời.

Đến thăm ngôi nhà cổ của ông Trần Bá Thế cũng vậy, chắc chắn những bâng khuâng bồi hồi ấy hiển hiện thật rõ ràng. Không gian bình yên nhưng nhuộm đầy dấu tích của một thời Nam Bộ xưa.

Đi du lịch Cần Thơ, đến thăm cù lao Tân Lộc rồi ghé nhà cổ ông Trần Bá Thế mang lại cho du khách nhiều cảm xúc mới lạ. Một không gian bình yên in dấu nhiều dấu tính của một thời vàng son khiến du khách không khỏi bâng khuâng, bồi hồi. Vẻ đẹp mộc mạc của ngôi nhà cổ cứ níu chân chẳng muốn rời đi…

Những căn nhà cổ ở Tân Lộc đâu chỉ đẹp ở đường nét kiến trúc cổ kính, ở những cổ vật quí báu… mà còn đẹp bởi lối sống gia đình đậm nghĩa tình, giàu truyền thống… Đó cũng chính là hồn phách của nhà cổ, là vốn quí của xứ sở cù lao.

Bóng dừa che lấp Trăng trên đỉnh đầu

Núi kề bên biển một màu xanh tươi.

Lòng tràn hy vọng thắm tươi yêu đời.

Mơ Hoa, bắt Bướm, một trời yêu thương.

Cuối trời sao thấy quê hương xa mờ?

Del-Ta, Co-vid hiện giờ tràn lan?

Cầu mong thế giới bình an thuở nào?

Sáng trưa tắm biển vẫn chưa thỏa lòng?

Chia tay tạm biệt ước mong an bình .

Hẹn ngày tái ngộ chúng mình bên nhau.

Tuổi vàng năm tháng trước sau qua vèo?

Lắc lư xe "BUS"  eo sèo choáng tai?

Tuổi ngoài tám chục trách ai bây giờ...

Tai nghe, mắt thấy cũng nhờ trời thưong  Từ ngày xa cách Cố hương

Lang thang hạnh phúc? bốn phương là nhà.

Gửi tới quý bạn tình "Già" bên nhau.

Ngày vui gặp lại sẽ mau tới gần...

Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, là người khởi xướng nên trường thơ loạn, “tiên phong” trong phong trào thơ lãng mạn hiện đại. Cuộc đời Hàn Mặc Tử bi thương, bạc mệnh. Cho đến bây giờ, các tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị, luôn là những “tinh tú” trên bầu trời thơ ca Việt Nam. Để hiểu rõ về cuộc đời, phong cách sáng tác, quý bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây của loiphong.vn

Các tác phẩm của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Đọc thơ của Hàn Mặc Tử ta sẽ bắt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu con người da diết; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Hàn Mặc Tử là một người nghệ sĩ đa tài nhưng cuộc đời ngắn ngủi. Dù ra đi ở tuổi đời rất trẻ nhưng sự nghiệp thơ ca của ông rất đồ sộ. Các tác phẩm tiêu biểu đó là:

● Tuyển tập Gái quê (1936) bao gồm: Mơ, Gái quê, Tình quê, Nhớ Nhung, Hái dâu, Âm thầm, Lòng quê, Nắng tươi, Đời phiêu lãng,…

● Tuyển tập Thơ điên (1938) bao gồm: Hương thơm, Mật đắng, Xuân như ý, Máu cuồng và hồn điên,…

● Khác: Biết anh, Em đau, Nhớ mây, Một cõi quên, Hồn lìa khỏi xác, Xuân như ý, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội,…

Cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử có dáng vóc ốm yếu, tính tình hiền lành, giản dị, hiếu học và thích kết giao với bạn bè trong lĩnh vực thơ ca. Thân phụ ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở nên Hàn Mặc Tử cũng đi theo và học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).

Tài năng thơ ca Hàn Mặc Tử được bộc lộ từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng làm chi” họa vận bài Gởi nhạn của nhà thơ Mộng Châu. Thơ của Hàn Mặc Tử lúc đầu mang đậm dấu cổ thi, chất trữ tình trong thơ của ông là chất trữ tình cổ điển với lối so sánh ước lệ và thể thơ Đường  luật.

Cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Năm 21 tuổi, Hàn Mặc Tử rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp, trở thành phóng viên phụ trách mảng thơ cho tờ báo Công luận. Đây cũng là thời điểm ông và Mộng Cầm quen biết với nhau. Mộng Cầm là một cộng tác viên của tờ báo, có niềm đam mê với thơ ca và thường xuyên làm thơ gửi tới tòa soạn. Dần dần, Mặc Tử và Mộng Cầm thư từ qua lại, hai người “tâm đầu ý hợp” nên ông đã quyết định ra Phan Thiết để gặp nàng thơ. Chuyện tình lãng mạn của hai người cũng bắt đầu từ đây.

Năm 1931, với bút danh Phong Trần, Hàn Mặc Tử có ba bài thơ được đăng trên Thực Nghiệp Dân báo đó là “Chùa hoang”, “Gái ở chùa”, “Thức khuya”. Tài năng thơ ca của ông được cụ Phan Bội Châu - chủ nhân Thi xã Mộng Du đề cao. Đó cũng là câu thơ tiên phong trong cách tân chữ nghĩa và cách mạng tư tưởng.

Theo gia đình Hàn Mặc Tử vào khoảng đầu năm 1935, họ phát hiện được những dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông nhưng ông không quan tâm vì cho rằng đó là chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Năm 1936, ông cho xuất bản tập “Gái quê”, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi. Quay trở lại Sài Gòn lần hai, Hàn Mặc Tử được nhận làm chủ bút cho tờ Phụ nữ tân văn, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình, ý ông là phải chữa dứt hẳn căn bệnh “phong ngứa” gì đấy để yên tâm làm báo chứ không nghĩ tới đó là một căn bệnh nan y “phong cùi”.

Thời ấy, phong cùi được xem là bệnh truyền nhiễm và hầu như mọi người đều có thành kiến với người mắc phải căn bệnh nan y này. Người mắc bệnh phong cùi bị hắt hủi, xa lánh và thậm chí là ngược đãi. Tin nhà thờ Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong cùi đã nhanh chóng lan rộng, gia đình lựa chọn đưa anh đi cách ly thay vì chữa trị tại Bệnh viện phong Quy Hòa.

Năm 1938 - 1939, bệnh của Hàn Mặc Tử bộc phát dữ dội, cơ thể đau đớn nhưng không một ai bên ngoài nghe thấy tiếng la hét, khóc than hay rên rỉ của ông, tất cả những nỗi đau đó ông đã dồn nét hết vào trong thơ. Trước khi vào trại phong Quy Hòa, Nguyễn Bá Tín - em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tình của ông như sau: “Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc "găng" tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng”.

Sau cùng, Hàn Mặc Tử đã quyết vào Bệnh viện phong Quy Hòa để chữa trị. Khi được thăm khám, các bác sĩ nhận định nội tạng của nhà thơ đã hư hỏng do uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm. Ngày 11/11/1940, lúc 5 giờ 45 phút, Hàn Mặc Tử mất tại bệnh viện vì chứng kiết lỵ. Khi đó, nhà thơ mới chỉ 28 tuổi.