Trong bài viết này  sẽ làm rõ khái niệm phiếu nhập kho là gì cũng như vai trò và mẫu phiếu nhập kho mới nhất.

Phiếu nhập kho theo thông tư 107

Đơn vị:............................

Mã QHNS: ..........................

- Họ tên người giao: ..................................................................................................

- Theo .................. số ........... ngày ..... tháng ..... năm ..... của ..................................

Nhập tại kho: ...........................................địa điểm....................................................

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất

Tổng số tiền (viết bằng chữ):.......................................................................

Số chứng từ  kèm theo:.................................................................................

III. Vai Trò Của Phiếu Nhập Kho Là Gì?

- Phiếu nhập kho được sử dụng trong các lĩnh vực như quản lý hàng hóa, kho bãi, vật tư, thiết bị sản xuất,… trên toàn bộ dây chuyền hệ thống sản xuất. Phiếu nhập kho còn được sử dụng khi hàng hóa mua ngoài nhập kho.

- Đối với các sản phẩm mua, tự gia công, chế biến, tài trợ thì trước khi nhập kho cần xuất phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho dùng để quản lý toàn bộ hàng hóa, sản phẩm trong kho. Ngoài ra sẽ tích hợp phần mềm quản lý để theo dõi và giám sát tình trạng kho hàng.

- Thủ kho thường là người lập phiếu nhập kho. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sẽ có kế toán quản lý trực tiếp là lập phiếu nhập kho, sau đó chuyển vào phần mềm kế toán của doanh nghiệp để dễ dàng quản lý.

- Phiếu nhập kho giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát số lượng hàng hóa nhập một cách chính xác nhất, từ đó lập ra những phương án, kế hoạch cụ thể cho hoạt động của toàn bộ kho hàng.

Trên phiếu nhập kho phải có đầy đủ nội dung là tên đơn vị, bộ phận số phiếu; thời gian lập phiếu (ngày, tháng, năm); họ tên người giao hàng, địa chỉ liên hệ (bộ phận làm việc); lý do nhập kho; tên và địa điểm kho nhập hàng.

Cột A: Điền số thứ tự nguyên liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cần nhập trùng với số nguyên liệu, sản phẩm, hàng hóa trên hóa đơn.

Cột B: Điền tên nguyên liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa trùng với tên nguyên liệu, sản phẩm, hàng hóa trên hóa đơn.

Cột C: Mã số sản phẩm có thể bỏ qua, nếu có điền như trên hóa đơn.

Cột D: Đơn vị tính ghi như trên hóa đơn.

Cột 1: Số lượng yêu cầu hóa đơn.

Cột 2: Số lượng thực tế, cột này do thủ kho điền số lượng thực tế nhập kho.

Cột 3: Đơn giá chưa tính thuế cho một đơn vị hàng hóa.

Cột 4: Thành tiền, được tính bằng cách lấy đơn giá nhân với số lượng thực tế.

- Phiếu nhập kho sẽ được lập thành 3 liên bởi thủ kho hoặc bộ phận quản lý kho. Phiếu sau khi được lập sẽ được các bộ phận liên quan ký duyệt và giao cho người yêu cầu xuất để vào kho nhận hàng.

#Phiếu nhập kho có ghi thuế không

Không phải viết thuế giá trị gia tăng vào phiếu nhập kho vì khi mua hàng hóa, nguyên liệu, vật tư,... ghi Nợ TK 152, 153,... và Nợ TK 133; ghi Có TK 331 hoặc TK 112. Hàng nhập kho là hàng trước thuế và thuế gi trị gia tăng được khấu trừ nên không cộng vào giá nhập kho.

VI. Cách In Phiếu Nhập Kho Trên Misa

1. Mở các phiếu nhập kho cần in.

2. Nhấn vào biểu tượng mũi tên cạnh ô chức năng “In”.

3. Trong thành công cụ, chọn “Tùy chọn in”.

4. Chọn loại chứng từ cần in “Phiếu nhập kho” sau đó chọn “In theo lô”.

7. Cài đặt điều kiện lọc chứng từ cần in (nếu cần).

9. Sau đó chọn các chứng từ cần in.

Phiếu nhập kho theo quyết định 48

(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

Số.............................

- Họ và tên người giao: .........................................................................................................

- Theo.................số...........ngày..........tháng..........năm............của .......................................

Nhập tại kho: .......................................................địa điểm: .................................................

Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

- Tổng số tiền (viết bằng chữ): ....................................................................................

- Số chứng từ gốc kèm theo: .......................................................................................

VII. Quy Trình Luân Chuyển Phiếu Nhập Kho

Bước 1: Người yêu cầu nhập kho thông báo cho kế toán

Bước 2: Kế toán lập phiếu nhập kho

Bước 3: Thủ kho nhận phiếu nhập kho từ kế toán và cho hàng nhập kho

Bước 4: Người giao hàng ký phiếu nhập kho và giao hàng

Bước 5: Thủ kho nhận lại phiếu nhập kho để ghi thẻ kho

Bước 6: Kế toán ghi thẻ kho vào sổ kế toán

Trong các doanh nghiệp có kho hàng thì việc xuất nhập hàng từ kho là một hoạt động được diễn ra thường xuyên. Vậy nên nắm được thông tin, thủ tục làm phiếu xuất kho sẽ khiến hoạt động được diễn ra suôn sẻ, chính xác và thuận lợi.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904 848 855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự chất lượng tốt nhất hiện nay.

Phiếu nhập kho có được sử dụng làm căn cứ để ghi nhận giá gốc hàng mua vào tài khoản 611 không?

Căn cứ theo Điều 60 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về Tài khoản 611 - Mua hàng như sau:

Theo đó, về nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 611 - Mua hàng khi sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, cần căn cứ vào cả phiếu nhập kho để ghi nhận giá gốc hàng mua vào tài khoản 611 "Mua hàng"

II. Mục Đích Lập Phiếu Nhập Kho

- Phiếu nhập kho giúp kế toán nắm bắt được thông tin số lượng của sản phẩm trong kho. Tạo điều kiện theo dõi thường xuyên để đưa ra số liệu chính xác nhất trong quá trình quản lý tài sản.

- Quá trình xuất, nhập trong kho được bộ phận quản lý kho xác nhận. Quá trình nhập kho hàng hoá, bao gồm hàng hoá hoặc tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, v.v... Thủ kho xác nhận hàng nhập xuất kho và báo cáo kế toán kho. Kế toán sẽ nhập vào hệ thống quản lý kho để theo dõi, giám sát hàng hóa nhập kho.

- Phiếu nhập kho có thể được xử lý bởi bộ phận kho hoặc người quản lý tùy theo mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau tùy thuộc vào tổ chức, cơ quan chủ quản và các quy định.

⇒ Tuy nhiên, phiếu nhập kho thường được lập ba liên. Sau khi lập, người lập và kế toán trưởng ký xác nhận, gửi Giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét, thông qua và ký, ghi rõ họ tên.

»»» Khóa Học Kế Toán Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

Mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 133

Đơn vị: ..............................

Bộ phận: ...........................

Mẫu số 01 - VT (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

Số: .............................

Nợ .................................

Có .................................

- Họ và tên người giao: .........................................................................................................

- Theo ................ số ...... ngày.......tháng.....năm..... của .......................................................

Nhập tại kho: ............................... địa điểm .........................................................................

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

- Tổng số tiền (viết bằng chữ): .............................................................................................

- Số chứng từ gốc kèm theo: .................................................................................................

Mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 200

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

Số: .................................

- Họ và tên người giao:.............................................................................

- Theo ............... số ........... ngày ..... tháng ..... năm ..... của...........................

Nhập tại kho: ................................... địa điểm................................................

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hoá

- Tổng số tiền (viết bằng chữ):..........................................................................................

- Số chứng từ gốc kèm theo:........................................................

Mẫu phiếu nhập kho theo quyết định 15

(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Số.............................

- Họ và tên người nhận hàng: ................................. Địa chỉ (bộ phận):.............

- Lý do xuất kho: .........................................................................................

- Xuất tại kho (ngăn lô): .......................................... Địa điểm: ......................

Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

- Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): ...................................................................................

- Số chứng từ gốc kèm theo: ........................................................................................

Hướng dẫn cách ghi phiếu nhập kho theo Thông tư 133?

Sau đây là cách ghi phiếu nhập kho theo Thông tư 133:

[1] Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.

Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.

[2] Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

[3] Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập).

[4] Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.

[5] Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hóa đơn,... tùy theo quy định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập.

[6] Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho.

[7] Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.

Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.