Sách Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các trường đại học và nhà tuyển dụng quốc gia, làm việc theo nhóm là một trong những kỹ năng được tìm kiếm và yêu cầu nhiều nhất tại nơi làm việc. Những tiến bộ trong công nghệ đã cho phép các công ty kết nối và cộng tác nhiều hơn bao giờ hết, với lực lượng lao động đa dạng trên khắp thế giới. Do đó, điều quan trọng hơn đối với nhân viên là thể hiện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, trong cả tương tác trực tiếp và môi trường làm việc trực tuyến.
Xác định mục tiêu chung để hướng tới
Khi đã tham gia vào làm việc nhóm, mỗi cá nhân cần đặt mục tiêu công việc lên hàng đầu. Bất kỳ ai có cái tôi quá lớn thì rất dễ xảy ra những xung đột, mâu thuẫn với các thành viên khác trong nhóm. Chính vì vậy, trưởng nhóm cần thảo luận với mọi người và đưa ra chiến lược, mục tiêu hoạt động nhóm cụ thể, buộc tất cả thành viên phải tuân theo. Có thể tham khảo mục tiêu SMART để thiết lập mục tiêu cho nhóm.
Tìm giải pháp thỏa đáng cho mọi người
Khi xảy ra xung đột, mọi người cần ngồi lại với nhau, tìm ra các khía cạnh khác nhau của vấn đề và đưa ra giải pháp thỏa đáng cho tất cả mọi người. Điều quan trọng hơn là tìm ra giải pháp công bằng và bình đẳng, tất cả mọi người đều được lắng nghe, thương lượng để đi đến quyết định cuối cùng.
Trong một số trường hợp, nếu không tìm được giải pháp thỏa đáng nhất, hãy lấy giải pháp gần đạt được sự thỏa đáng, nhóm trưởng sẽ giải thích cho các thành viên trong nhóm về lý do, tiêu chí đã được áp dụng để ra quyết định. Điều này sẽ giảm sự bất mãn hoặc xung đột, tạo ra môi trường làm việc tích cực hơn.
Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân xảy ra xung đột để các thành viên hiểu rõ hơn về quan điểm, nhu cầu của nhau. Sau đó, tìm giải pháp rồi mỗi cá nhân tự điều chỉnh, sửa chữa, chỉnh đốn lại bản thân để tránh xảy ra những xung đột tiếp theo.
Ví dụ, nếu xung đột trong nhóm xảy ra do bị thiếu thông tin, các thành viên có thể cùng nhau tìm kiếm các nguồn thông tin cần thiết trước mắt. Nếu xung đột xảy ra do sự khác biệt về quan điểm, các thành viên có thể thảo luận và tìm kiếm những điểm chung, đi đến đồng thuận và giải quyết vấn đề.
Một số sai lầm cần tránh khi tổ chức hoạt động nhóm
Khi làm việc nhóm, cần đặt mục tiêu và hiệu quả công việc lên hàng đầu. Không nên chỉ vì nể nang đối phương mà không đưa ra ý kiến phản bác hoặc lên tiếng bảo vệ quan điểm của bản thân. Hoạt động nhóm là để tìm ra nhiều ý tưởng khác nhau, để tranh luận, phản biện, do đó, cần loại bỏ thái độ nể nang, ngại đối phương mà không dám đưa ra ý kiến phản bác.
Thống nhất cách thức hoạt động nhóm
Để cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, việc thống nhất một cách thức hoạt động nhóm ngay từ ban đầu là một điều cần thiết. Khi mỗi thành viên đã hiểu rõ và đồng ý với cách thức đó, họ sẽ làm việc cùng nhau một cách hiệu quả và biết cách để tránh những mâu thuẫn không đáng có.
Cách thức hoạt động nhóm có thể bao gồm các quy định về thời gian làm việc, cách trao đổi thông tin, quy trình giải quyết vấn đề, cách đánh giá kết quả, các công cụ và phần mềm hỗ trợ.
Khi mỗi thành viên trong nhóm được phép đưa ra ý kiến của mình và được lắng nghe, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và những đóng góp của mình có giá trị. Đồng thời, việc lắng nghe ý kiến của nhau cũng giúp nhóm có thể tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đang gặp phải và cải thiện kết quả làm việc.
Kỹ năng lắng nghe những lúc này là rất quan trọng để tiếp nhận những lời góp ý tích cực từ đồng đội, rồi tiến hành sửa đổi, cải thiện nếu thấy hợp lý. Thực tế, người khác sẽ dễ nhận ra những thiếu sót, điểm yếu và đưa ra nhận xét khách quan hơn là bản thân tự đánh giá. Do đó, đừng bỏ qua phương pháp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả này.
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Một sai lầm thường gặp khi làm việc nhóm là không có chính kiến của bản thân, những người như vậy thường dễ dàng đồng ý với ý kiến của người khác. Tuy nhiên trong lòng lại không đồng ý hoặc chưa thực sự hiểu rõ về ý kiến đó.
Việc này khiến quá trình làm việc nhóm không hiệu quả, không khai thác được nhiều khía cạnh, góc nhìn riêng cho một vấn đề. Hơn nữa mọi người cũng không hiểu ý kiến nhau, cứ làm theo ý mình rồi khiến kết quả không như kỳ vọng.
Khi không có sự phân chia công việc rõ ràng, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và xung đột là rất dễ xảy ra. Đôi khi sẽ có những nhiệm vụ chồng chéo và liên quan đến nhau, nhưng người này nghĩ đó là nhiệm vụ của người kia và không chịu làm, đến khi gần đến hạn thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, hoặc đưa ra những lý do để chống đối. Do đó, vấn đề này cần được loại bỏ ngay từ đầu để kết quả làm việc nhóm đạt hiệu quả tối đa.
Trong quá trình làm việc nhóm, sẽ có một số người khá lơ là, không tập trung vào công việc, họ khá thụ động và ít khi lên tiếng tìm ra giải pháp với cả nhóm. Điều này khiến nhóm mất động lực, kết quả công việc đi xuống. Do đó, khi làm việc nhóm, thái độ lơ đễnh, mất tập trung, chây ì là nên loại bỏ hoàn toàn để cùng tập thể đi đến kết quả trọn vẹn nhất.
Khi không có sự phân chia công việc rõ ràng, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và xung đột là rất dễ xảy ra. Đôi khi sẽ có những nhiệm vụ chồng chéo và liên quan đến nhau, nhưng người này nghĩ đó là nhiệm vụ của người kia và không chịu làm, đến khi gần đến hạn thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, hoặc đưa ra những lý do để chống đối. Do đó, vấn đề này cần được loại bỏ ngay từ đầu để kết quả làm việc nhóm đạt hiệu quả tối đa.
Kỹ năng làm việc nhóm xuất sắc giúp mỗi cá nhân có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp. Mọi người có thể nhìn vào và coi người đó là một tấm gương với thái độ tích cực, tôn trọng và tin tưởng. Điều này giúp họ có thêm cơ hội, trách nhiệm và sự tự tin trước mọi vấn đề khó khăn.
Cách giải quyết xung đột trong làm việc nhóm
Trực tiếp đối mặt với vấn đề bằng cách ngồi lại thảo luận, trao đổi ý kiến, đưa ra giải pháp phù hợp là rất cần thiết để giải quyết xung đột khi làm việc nhóm. Trong quá trình đối thoại, mỗi người cần tập trung lắng nghe đối phương và trao đổi một cách trung thực. Điều này giúp hiểu rõ hơn về những khác biệt giữa mỗi cá nhân, tìm ra giải pháp và tiến tới kết quả đồng thuận.
Nếu một người cảm thấy ý kiến mình bị bỏ qua hoặc không được lắng nghe, họ có thể cảm thấy bị coi thường hoặc không được tôn trọng, việc này gây ra thêm xung đột, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc trong nhóm.
Dành lời khen, động viên cho nhau
Khi được động viên và khích lệ, mỗi người sẽ có thêm động lực và năng lượng để tiếp tục làm việc, cố gắng vì mục tiêu của nhóm. Bên cạnh đó, nếu được đánh giá cao về những thành tích cũng như nỗ lực của bản thân, sẽ giúp tăng lòng tự trọng và sự tự tin trong công việc.
Lời khen ngợi và động viên cần được đưa ra một cách chân thành và cụ thể, tránh kiểu nịnh bợ nhau chỉ vì sợ mất lòng. Hãy thể hiện sự tôn trọng, chân thành, đồng cảm với những thất bại hay khó khăn mà nhóm gặp phải, giúp đỡ các thành viên vượt qua khó khăn và cùng nhau tìm kiếm giải pháp.
Mỗi cá nhân trong một nhóm cần cam kết với bản thân và nhóm rằng sẽ hoàn thành công việc đúng thời hạn, đóng góp tích cực vào sự thành công của nhóm. Đồng thời, họ cũng cần hiểu rõ hơn về vai trò của mình để hoàn thành đúng theo yêu cầu. Sự cam kết và trách nhiệm sẽ giúp tăng sự tin tưởng và tôn trọng giữa các thành viên. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khích lệ sự hợp tác và đồng thuận trong nhóm.