Là Phật tử khi thực hành quy y Phật, bạn cần hiểu Đức Phật Thích Ca là bậc Thầy gốc của chúng ta. Ngài là bậc giác ngộ thấu rõ chân lý của vạn pháp, thị hiện trong hình tướng của loài người, đi vào cõi Sa bà đề khai sáng Ánh đạo vàng cho nhân gian. Khi bạn niệm câu: “Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, chữ “bản” nghĩa là “gốc”, “sư” là “thầy”, “Bản sư” chính là “Bậc Thầy gốc”. Đức Phật Thích Ca là bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Sa bà. Chữ “Thích Ca Mâu Ni” là tiếng Ấn Độ, khi dịch nghĩa sang tiếng Trung Quốc, tên Ngài có hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc.

Khái niệm Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh tại Nepal, là người tu hành, nhà thuyết giảng, nhà truyền giáo, nhà triết học, đạo sư và là người đã sáng lập ra Phật giáo. Các tín đồ Phật tử xem Ngài là người đầu tiên giác ngộ đạt tới niết bàn và đã tu tới thành chính quả.

Tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Dựa theo Kinh Phật ghi chép thì Ngài có xuất thân từ quý tộc Gautama thuọc tiểu vương quốc Shakya cùng Kapilavastu. Tuy là Thái Tử nhưng Ngài lại lựa chọn con đường tu hành giải thoát. Trải qua 6 năm tu hành, khi đạt được giác ngộ thì chỉ mới 35 tuổi và đã dành cuộc đời còn lại để tuyên truyền, giảng dạy đạo lý cho chúng sinh. Ngài cũng đặt nền tảng cho sự hình thành và lan toả đạo lý Phật giáo ngày nay.

Câu niệm: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có ý nghĩa chi tiết theo từng chữ:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là gì?

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có nghĩa là Bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh cõi Sa Bà. Chữ Bổn là gốc, Sư là Thầy, Bổn Sư ý nghĩa là Bậc Thầy Gốc của Phật, ngoài ra trong tiếng Ấn Độ dịch sang Trung Quốc thì tên của Ngài có nghĩa là Năng Nhân và Tịch Mặc. Ngài là bậc giác ngộ thấu hiểu được mọi chân lý của vạn pháp trên thế gian, thị hiện trong hình tướng loài người tại cõi Sa Bà để khai sáng cho nhân gian.

Hình ảnh nhân từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường có tạo hình là tóc búi nhỏ hoặc là cụm tóc xoắn ốc trên đỉnh đầu. Trên người của Ngài mặc áo cà sa và choàng cổ màu vàng nâu. Nếu hình ảnh hở ngực thì ngực trước Phật Thích Ca Mâu Ni không có chữ Vạn. Hình ảnh Ngài ngồi trên toà hoa sen với đôi mắt mở 3/4, tư thế tay ngăn nắp để trên đùi, đôi tay ấn thiền, ân kim cương. Ngoài ra cũng có hình ảnh Đức Phật Thích Ca cầm bát màu xanh hoặc màu đen, biểu tượng cho vị giáo chủ của cõi Ta Bà.

Xem thêm: Cách phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni

Hình ảnh của Ngài từ lâu đã tượng trưng cho sự từ bi, hỉ xả nên chúng sinh thường niệm danh hiệu của Ngài. Từ đó Ngài sẽ gia hộ việc làm của chúng ta, đồng hành trên con đường tu hành hướng tới sự thanh tịnh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có ý nghĩa cao cả đó là sống tốt, sống đẹp và hướng tới sự thiện lành. Hãy cùng với Truyền hình An Viên hiểu được và sử dụng cho

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có những ý nghĩa cao cả đằng sau câu niệm đó – sống tốt, sống đẹp và luôn hướng tới điều thiện lành. Và hãy cùng với kênh Bchannel-BTV9 hiểu được và sử dụng cho đúng nhất nha.

Lịch sử của đức Phật từ trước đến này vốn không có sự đồng nhất. Có nơi lạm dụng văn chương hoa mỹ, có phần quá đáng. Vì vậy đối với vấn đề chân tướng của ngài ngày nay chúng ra cũng rất khó để xác định rõ về hình trạng. Nay chúng tôi chỉ lấy phần tương đối thuật lại đôi nét cơ bản cuộc đời của đức Phật.

Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sinh của đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng Năm Dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng phật tử  khắp thế giới. Đức Phật sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavastu (Ca-ty-la-vệ) gần biên thùy giữa đông bắc Ấn Độ và Népal. Đó là Thái tử Siddatha Gotama. Cha của ngài là Hoàng đế Tịnh Phạn (Cuddhodana) họ Cù Đàm (Gotama) và mẹ của Ngài là Hoàng hậu Ma Gia (Mayadevi) Ngài tên là Siddhartha Gotama.

Mẹ của ngài, là hoàng hậu Ma Da, trong một kiếp quá khứ khi còn là một thiên nữ ở cung trời Đâu Suất, đã cầu nguyện tha thiết rằng: “sau này bà sẽ được tái sinh nơi cõi người và trở thành người mẹ sinh hạ ra một vị Phật”.

Hoàng hậu Ma Da là người mẹ vĩ đại nhất với lời nguyện cầu tha thiết trong tiền kiếp đã sinh ra thái tử Tất Đạt Đa. Bà là người phụ nữ cao quý nhất đã có công sinh ra một bậc vĩ nhân kiệt xuất của nhân loại, để chúng ta có được đạo Phật mà nương theo, có được Chính pháp mà tu tập, hướng đến sự giác ngộ và giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.

Trong dòng tộc Thích Ca, vua Tịnh Phạn là người đứng đầu gia tộc và cũng là người đứng đầu trị vì đất nước, nơi ấy ngày xưa gọi là nước Ca Tỳ La Vệ thuộc phía Nam. Vua Tịnh Phạn kết hôn cùng với công chúa Ma Da là người em gái của Vua Thiện Giác dòng tộc Câu Lợi ở phương bắc. Hoàng hậu Ma Da là bậc mẫu nghi của nước Ca Tỳ La Vệ, dung mạo tuy không phải là tuyệt thế, nhưng tâm hồn bà trong sáng như hoa sen. Bản thân hoàng hậu cũng thường làm việc bố thí và cứu giúp những người nghèo khổ ở khắp nơi, khiến cho người dân trong nước ai ai cũng đều mến phục đức hạnh của bà.

Từ khi kết hôn cùng với vua Tịnh Phạn đã trải qua hơn hai mươi năm vẫn chưa có thái tử để nối ngôi. Vì thế hoàng hậu thường khuyên vua Tịnh Phạn làm nhiều điều hiền thiện, tạo phúc cho dân. Thế rồi, cho đến vào một đêm vắng lặng, lúc thiếp đi, trong một giấc mơ, bà thấy có con voi trắng sáu ngà từ không trung bay đến, đi vào hông bên phải của bà. Hoàng hậu giật mình tỉnh giấc, kể lại giấc mộng. Các quan đại thần đều đoán rằng đây là điềm lành, chắc chắn hoàng tộc sắp có tin vui. Quả nhiên, từ đó hoàng hậu mang thai Thái tử. Vua Tịnh Phạn rất vui mừng cùng thần dân mơ tiệc ăn mừng.

Hoàng hậu mang thai đã được mười tháng, sắp đến ngày hạ sinh, bà xin phép vua cho Hoàng hậu về nhà mẹ đẻ để hạ sinh theo đúng phong tục thời bấy giờ. Vua Tịnh Phạn đã đích thân dẫn đoàn tùy tùng đi hộ tống Hoàng hậu về quê hương. Hôm đó là ngày trăng tròn theo lịch Ấn Độ, gió tháng Tư hiu hiu thổi, khí trời ấm áp. Khi đoàn người đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni tại vươn quốc Ca Tỳ La Vệ, ngày nay thuộc nước Nepal (thuộc thành kapilavastu) cảnh vật nơi đây rất tuyệt đẹp, mọi người ai cũng thấy dễ chịu. Hoàng hậu cho dừng kiệu để vào vườn nghỉ ngơi một chút. Lúc này là mùa xuân, hạ giao mùa, trong vườn Lâm Tỳ Ni hoa đang nở rộ, muôn chim đua hót. Hoàng hậu ngồi cạnh hồ nước chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên, rồi bà đứng dậy dạo quanh vườn hoa, đến cây hoa vô ưu có cành lá sum suê nở rộ. Hoàng hậu đưa tay lên định ngắt lấy một nhành hoa, bỗng ngay lúc ấy Thái tử chào đời. Lúc ấy nhằm ngày mồng 8 tháng 4 (ÂL).

Ngay sau đó có một cơn mưa nhẹ sau đó đã gội rửa cho cả người mẹ và hoàng tử. Cùng ngày đó, bảy sinh mệnh khác cũng được xuất sinh, lần lượt là cây bồ đề, công chúa Da Du Đà La (Yashodhara), con ngựa Kiền Trắc (Kantaka), người đánh xe ngựa Sa Nặc (Channa), con voi Kaludayi (người bạn thời thơ ấu của hoàng tử), và bảy kho báu vô chủ.

Hoàng tử được đưa trở về kinh thành ngay đêm hôm đó. Năm ngày sau, hoàng tử được đặt tên là Tất Đạt Đa (Siddhartha), nghĩa là “người mà sẽ đạt được mục đích của mình”. Rất nhiều nhà thông thái đã đến để gặp mặt và cầu chúc cho vị hoàng tử mới sinh, trong số đó có đạo sĩ A Tư Đà, vốn là thầy dạy học cũ của nhà vua và là một người tu hành khổ hạnh đã đạt được nhiều thành tựu.

Nhà vua cảm thấy rất vinh dự bởi chuyến thăm của đạo sĩ A Tư Đà (Asita), nên cho người mang đứa trẻ đến bên vị đạo sĩ để đứa bé tỏ lòng tôn kính với ông. Ngay lập tức, đạo sĩ A Tư Đà đứng dậy và nhận ra ngay những đường nét trên cơ thể hoàng tử báo hiệu một khuynh hướng tâm linh và tôn giáo. Với năng lực siêu thường, ông nhìn thấy sự vĩ đại trong tương lai của vị hoàng tử mới sinh và chào đón với những cái siết tay thật chặt.

Nghe thấy như vậy đức Vua Tịnh Phạn vô cùng sung sướng với ý tưởng con trai mình sẽ trở thành một thủ lĩnh vĩ đại. Do đó, nhà vua vô cùng chiều chuộng con trai, để ngăn ngừa Thái tử nhìn thấy những điều khiến cậu chuyển sang khuynh hướng tôn giáo. Mọi người biết về dấu hiệu này đều biết rằng Tất Đạt Đa rất xuất chúng, đặc biệt là Tịnh Phạn Vương. Nhưng nhà vua quan sát sự trưởng thành của đứa con trai nhỏ tuổi ham hiểu biết và lo lắng về những lời tiên tri. Ông lo ngại, một ngày nào đó, Thái tử sẽ rời bỏ Hoàng cung và trở thành một nhà lãnh đạo tôn giáo, chứ không trở thành một thủ lĩnh của bộ tộc Thích Ca.

Sau khi hạ sinh được bảy ngày thì Hoàng hậu Ma Da qua đời, để lại vị trí của bà cho người em gái tên là Kiều Đàm Di (Mahaprajapati), thay thế hoàng hậu san sóc nuôi dưỡng hoàng tử với sự yêu thương, chăm sóc hết mực. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng trí tuệ của hoàng tử đã vượt người tầm thường, tất cả các học thuyết của thế gian như: kỹ nghệ, điển tích, văn chương, thiên văn, lịch số, và các môn võ nghệ như bắn cung, đua ngựa...sức khỏe hơn người, không có bất kỳ môn nào mà hoàng tử không thông suốt, khiến mọi người đều kính nể không ai là không hàng phục. Trên từ đức vua Tịnh Phạn dưới đến dân thường, tất cả mọi người đều yêu mến và cho rằng sau này hoàng tử sẽ là người chinh phục bốn phương, thống nhất bờ cõi. Khi đó nhà vua đã cho gọi các nhà hiền triết đến để dự đoán tương lai của hoàng tử. Họ đều nói rằng hoàng tử Tất Đạt Đa sẽ quyết định theo lối tu hành khổ hạnh nếu hoàng tử nhìn thấy các dấu hiệu của sinh, lão, bệnh, tử hoặc gặp một nhà tu hành khổ hạnh.

Đến năm 19 tuổi Hoàng tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La và hạ sinh được một người con đặt tên là La Hầu La. Tuy thân ở tại trần gian nhưng tâm hoàng tử không nhiễm dục lạc, mọi quan niệm và cảm tính đều hoàn toàn khác với thế tục. Sau những lần hoàng tử dạo chơi bốn của thành nhìn thấy cảnh tượng giữa người và vật tranh giành với nhau, tang tóc, rên rỉ, khổ đau...Hoàng tử suốt đêm không ngủ ngồi tư duy, đem lòng thương chúng sinh phát khởi mạnh mẽ, luôn nghỉ đến nỗi khổ đau của chúng sinh những nơi Ngài đi qua. Đây là động lực chính khiến Ngài phát sinh tu đạo.

Ngài trưởng thành trong một cung điện xa hoa. Khi còn thơ ấu, đặc quyền đã cho phép ngài hưởng thụ mọi sự nuông chiều. Nhưng, một ngày, Ngài đã từ bỏ tất cả để có được trí tuệ tận cùng. Khi Ngài giác ngộ được rằng vạn vật là vô thường, có rồi không, thành rồi bại, có sinh có tử, có già, có bệnh. Có bao nhiêu vinh hoa, phú  quý, khoái lạc vật chất dẫy đầy trước mắt chẳng qua là một bã hư vô, Ngài mới nhất định xuất gia, bỏ hẳn thế sự, để đi tìm đâu là sự thật, đâu là tịnh  lạc. Sau khi quan sát và cảm thông về nổi khổ đau cùng cực của chúng sinh. Vào nửa đêm mồng 7 tháng 2 lúc mọi người an giấc nồng bốn bề yên tỉnh, hoàng tử bèn sai người giữ ngựa tên là Xa Nặc đánh ngựa kiền trắc vượt khỏi cung thành đến phía đông nước Lamma vào rạng sáng mùng 8 tháng 2, ngài đã cởi bỏ mũ báu cùng áo cẩm bào cạo bỏ râu tóc trở thành vị Sa môn. Năm ấy Ngài 29 tuổi, từ  biệt ra đi đã dũ sạch nợ trần, để đi tìm một con đường giải thoát cho nhân loại.

Suốt sáu năm khổ hạnh, hy sinh, chịu đựng muôn ngàn đau khổ với một tấm lòng sắt đá, kiên trì, với một niềm tin vô biên và luôn luôn xả thân để phụng sự. Đây là cuộc đời phấn đấu mà sức phàm khó lòng chịu nổi. Ngài ngày đêm siêng năng chiến đấu ma quân nhưng chỉ nhọc nhằn không đạt được kết quả. Ngài nhận thấy pháp tu khổ hạnh chỉ là nhọc công vô ích, bèn xuống sông Ni Liên Thiền tắm gội thọ bát sữa của nàng Tu Xà Đề dâng cúng khi thọ dụng bát sữa xong sức khỏe lần hồi phục, Ngài đã thấu suốt các pháp thế gian và đã dứt trừ các pháp đó, rồi một mình thẳng tiến đến cây Tất Bát La kết tòa ngồi kiết già và phát nguyện rằng: “tôi không chứng quả vị vô thượng bồ đề thì dù có tan thân mất mạng quyết không rời khỏi chỗ này”. Sau khi phát nguyện xong Ngài nhập vào kim cang định, dùng lực kim cang tam muội chặt đứt vô minh của chi đầu tiên trong 12 nhân duyên, tức là ngài đã giải quyết xong vô minh đoạn trừ sinh tử ưu bi khổ não không còn nữa.

Vào ngày 8 tháng 12, sao mai vừa ló dạng thì Ngài đã dứt sạch sinh tử, nhập vào trạng thái an tĩnh chứng đắc quả vị Chính Đẳng, Chính Giác. Quả này là kết tinh cuối cùng của một lòng tự tin, tự  lực, tự giác, chớ không phải nhờ ở một quyền lực siêu nhiên nào giúp đỡ. Ngài đã diệt được bao điều chi phối của ngoại cảnh đối với thân tâm để trở thành thanh tịnh chứng pháp, lĩnh hội rõ ràng chân tính của một sự vật: Ngài đã là Toàn Giác, thành Phật. Lúc bấy giờ Ngài 35 tuổi. Từ đó người ta gọi Ngài là đức Phật Cồ Đàm (Gotama), một vị Phật trong trường chi vô lượng Phật quá khứ và vị lai. Như vậy vị trí của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thật là độc nhất vô nhị, ngay trong tiền kiếp của thời hiện đại của chúng ta, và ở trong thế giới mà hiện chúng ta đang sống. Từ nơi vị trí Phật độc nhất vô nhị này, trong Tăng Chi Bộ Kinh tập I trang 29 nói rõ thêm rằng:

"Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có đặt ngang hàng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A La Hán, Chính Đẳng giác; một người này khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tự, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng bậc Tối thắng giữa các loài hai chân".

Trước tiên, chúng ta cần nhấn mạnh đến vị trí có một không hai của đức Phật, vị trí này cho chúng ta thấy không thể có một đức Phật thứ hai trong suốt hiền kiếp đức Phật tại thế, vị trí này còn giúp chúng ta nhận rõ những đóng góp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho nhân loại, cho thế giới này thật là đặc biệt vô song, có vậy, chúng ta mới đánh giá đúng đắn sự xuất hiện rất đặc biệt của vị Bổn sư của chúng ta.

Cho nên trong Tăng Chi Bộ Kinh tập I, trang 37 ghi chép: "Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ kheo, không có được trong một thế giới có hai vị A La Hán Chính đẳng giác, không trước không sau, xuất hiện một lần. Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiên này có xảy ra, này các Tỳ kheo. Trong một thế giới, chỉ có một vị A La Hán Chính đẳng giác, xuất hiện, sự kiện này có xảy ra".

Trong kinh Hoa Nghiêm có đoạn viết: “Sau khi thành đạo ngài cảm thán nói rằng: Lạ thay! Lạ thay! Nào hay tất cả chúng sinh đều có đầy đủ đức tính trí huệ Như Lai, bởi do ngu si mê hoặc mà không thấy không biết... Ta nay sẽ đem thánh đạo giáo hóa khiến cho chúng sinh dứt hẳn vọng tưởng, một khi vọng tưởng dứt trừ tất sẽ chứng được vô lượng trí tuệ của Như Lai.”

Như vậy thì lễ Vesak không những là kỷ niệm ngày Giáng sinh mà cũng là ngày đắc đạo của đức Phật. Khi đã được hoàn toàn sáng suốt và đắc quả Chính Đảng, Chính Giác rồi, Ngài gia tâm đi hoằng hoá pháp mầu để rọi sáng dẫn dắt kẻ khác. Được hoàn toàn giải thoát, Ngài gia tâm giải thoát chúng sinh bằng một lối đường Trung Đạo.“Mở rộng cửa chân lý cho những ai muốn tìm chân lý; rót thẳng niềm tin tưởng vào tai những ai muốn tìm niềm tin tưởng.” Đó là câu bất hủ mà ngài đã thốt lên lần đầu tiên, khi bắt đầu xứ mạng hoằng dương đạo pháp của Ngài.

Sau khi thành đạo, ngài liền đi đến vườn lọc uyển xứ Ba La Nai tìm các vị đồng tu với ngài trước đây để thuyết pháp. Đức Phật vì năm anh em Kiều Trần Như (1- Kiều Trần Như; 2- Kiều Trần Na; 3- Kiều Trần Nhi; 4- Kiều Trần Thi; 5- Kiều Trần Nga) nói bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế. Ngài dạy người xuất gia có hai thứ chướng ngại là sinh tâm đắm trước cảnh dục lạc không vượt thoát đó là nguyên nhân không thể giải thoát, và không suy nghỉ chín chắn cội nguồn khổ đau của bản để cầu giải thoát, cho nên không thể đạt được sự giải thoát. Vì vậy người xuất gia cần phải xa lìa hai món chấp trước đó mới là trung đạo, rồi siêng năng tu tập có thể đạt đến đạo quả Niết bàn. Năm vị này đều được khai ngộ, và trở thành năm vị đầu tiên của Phật. Đây là móc son lịch sử khởi đầu cho công cuộc hoằng dương chính pháp của ngài và cho mãi về sau những đệ tử chân chính của ngài luôn ghi nhớ bài pháp này và cũng là nền tảng cho hệ thống giáo lý của đức Phật. Trong Tương Ưng bộ kinh V, chương 12, phẩm II, kinh chuyển pháp luân, trang 611... “Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp Tứ diệu đế, thành kiến me lầm tan vỡ, trí tuệ siêu thoát xuất hiện, năm vị này được giác ngộ, chứng nhập quả vị A La Hán. Đó là năm vị đầu tiên của đức Phật thích Ca.” Như vậy Tam bảo được hình thành từ đây. Phật bảo là đức Phật thích Ca; Pháp bảo là bài pháp Tứ Diệu Đế; Tăng bảo là năm anh em Kiều Trần Như.

Vậy chúng ta có thể nói rằng Tăng đoàn Phật giáo đã được thành lập ngay vào năm thứ nhất kể từ lúc đức Phật chứng đạo. Sau đó, Ngài tiếp tục hóa độ và thâu nhiếp tôn giả Yasa cùng 54 người khác gia nhập Tăng đoàn tại thành phố Ba La Nại. Khi Tăng đoàn lên đến 60 vị, đều là A La Hán, đức Phật khuyên họ chia nhau đi khắp nơi để hoằng pháp lợi sinh. Đây là hạt giống đầu tiên hết sức nhỏ bé mà Ngài đã gieo, để rồi về sau này nở muôn ngàn bốn phương: Là Giáo hội Tăng già. Đó cũng chính là giai đoạn Ngài khai sinh và xây dựng Tăng đoàn, từng người một, từng ngày một, để đặt nền móng nhưng đồng thời cũng thiết kế và hoàn thiện một công cụ thiện xảo với chức năng, thay Ngài sau này, duy trì bánh xe Chính pháp được quay đều, và quay bền vững, trong không gian vô tận và thời gian vô cùng.

Trải qua 45 năm, đức Phật  đã đi khắp xứ Ấn Độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào có chân Ngài giẫm đến là ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng.

Mỗi ngày Ngài theo một thời dụng biểu, một chương trình nhất định, không bao giờ xao lãng, giải đãi, từ khi trẻ cho đến già, từ mùa mưa cho đến mùa nắng. Trong năm có mười hai tháng, thì hết tám tháng Ngài giãi dầu phong sương khắp chốn, không quản gì thân. Ngài tế độ chúng sanh như vậy suốt bốn mươi lăm năm trường.

Một hôm, khi cảm thấy sức đã kiệt, ngày lâm chung sắp đến, Ngài gọi tất cả đệ tử về và nói rằng: “Kiếp sống thật là ngắn ngủi; Thầy nay tuổi đã già. Thầy sắp xa lìa các con! Từ  lâu  vẫn nương tựa nơi Thầy. Các con hãy cố gắng chuyên cần tinh tấn, hãy kỹ càng thận trọng và luôn luôn giữ một lòng đạo đức cao cả,  với những tư tưởng trong sạch siêu mẫn, các con hãy giữ gìn bản tâm cho chu đáo. Nhờ tôn chỉ và kỷ luật này, với một đời sống tích cực hoạt động đạo đức, các con sẽ được thoát khỏi vòng sinh tử, tử sinh và chấm dứt được phiền não, đau khổ. Vạn vật cấu tạo là vô thường. Các con hãy cố gắng lên !.

Năm ấy đức Phật thọ 80 tuổi. Ngài trở về Kusinara, là một làng nhỏ bé xa xôi, nơi đây êm ái và an tịnh. Ngài tịch diệt, thân nằm giữa hai cây long thọ (Sala), hôm ấy đúng ngày Rằm vào tháng Vesak.  Như thế Vesak là ngày kỷ niệm gồm ba: Giáng sinh, Thành Đạo, và Tịch Diệt (Niết bàn) của đức Phật. Ngày nay phật tử khắp hoàn cầu cử  hành cuộc lễ gồm ba phần đã nêu ở trên với một niềm tin  tuyệt vời và một đạo tâm chơn thành.

Để kỷ niệm ngày đức Phật giáng trần và cũng là ngày đắc Đạo sau sáu năm khổ hạnh và 49 ngày  tịnh toạ trên mớ cỏ khô dưới cội Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddagaya). Hàng năm cứ gần đến  ngày Rằm tháng Tư  Âm lịch là toàn thể các tín đồ Phật giáo thuộc các giáo hội trên khắp thế giới nao nức tổ chức kỷ niệm ngày Đản sinh. Tại Việt Nam các chùa, viện thuộc Bắc tông, Nam tông hay Đại thừa và Tiểu thừa, Mật tông, hay Thiền tông đều tổ chức trọng thể và trang nghiêm. Để nhắc nhở người con Phật ôn lại những lời vàng ngọc răn dạy tinh hoa của đức Thế Tôn, làm kim chỉ nam cho đời sống hiện tại cho mỗi người trên trần gian này. Đây là thông điệp của đức Phật đi vào cuộc đời, làm cho con người hiểu được bản chất của kiếp sống là vô thường, là đau khổ, từ đó thúc giục con người sớm theo lời dạy của Ngài tu hành để được giác ngộ và giải thoát.